Vì sao tên lửa hành trình Sea Breaker của Israel khiến Mỹ thèm khát?

VOV.VN - Áp dụng các thành tựu mới nhất trong công nghệ tên lửa và trí tuệ nhân tạo, Công ty Hệ thống Phòng không Tiên tiến Rafael vừa cho ra mắt tên lửa hành trình tự động mới siêu chính xác có tên gọi“Sea Breaker” dài 4m, nặng dưới 400 kg.

Hội tụ những tính năng ưu việt

Di chuyển với tốc độ cận âm cao, bám sát địa hình hoặc lướt trên mặt nước, tên lửa hành trình Sea Breaker có khả năng nhắm bắn các mục tiêu từ nhiều hướng, đồng bộ và toàn diện, bất kể ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Được tích hợp đầu đạn nổ xuyên thủng và phân mảnh nặng 113kg cùng hệ thống liên kết dữ liệu hỗ trợ việc ra quyết định theo thời gian thực, Sea Breaker có thể vô hiệu hóa một tàu hộ tống cỡ nhỏ chỉ bằng một đòn tấn công.

Là tên lửa hành trình tự động, có hệ thống dẫn đường chính xác, có thể tấn công nhiều mục tiêu giá trị cao trên biển và trên đất liền, Sea Breaker được cho là vượt trội hơn và có giá thành phải chăng hơn bất cứ hệ thống vũ khí tương tự nào mà Hải quân Mỹ đang sử dụng ở thời điểm hiện tại. Đây là lý do tại sao Mỹ lại thèm muốn tên lửa này.

Công ty Rafael cho biết, tên lửa thế hệ thứ 5 Sea Breaker có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 300 km. Sea Breaker có bộ khung được chế tạo từ vật liệu khí động lực học với một khe hút gió ở phía sau, đuôi hình chữ thập và cánh có thể linh động kéo ra giữa hoặc xếp gọn về phía sau.

Ưu điểm lớn nhất của loại tên lửa này là khả năng tấn công với độ chính xác cực cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng AI kết hợp với các công nghệ khác đã tạo ra sự khác biệt của Sea Breaker so với các loại tên lửa hành trình thông thường. Nhà sản xuất cho biết AI cho phép tên lửa đạt được hiệu quả vượt trội khi tấn công các mục tiêu “cố định lẫn di chuyển”.

Nhờ AI, Sea Breaker phân tích kỹ lưỡng và đối chiếu hình ảnh dựa trên các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp, cho phép thu thập mục tiêu tự động (ATA) và nhận dạng mục tiêu tự động (ATR). Tên lửa hoạt động dựa trên các kế hoạch tấn công được xây dựng trước, chẳng hạn như xác định điểm tham chiếu, vị trí, góc tác động và lựa chọn điểm nhắm, nhằm đảm bảo khả năng thành công cao khi thực hiện nhiệm vụ. Ông Eli K., một quan chức của Rafael cho biết, tên lửa có khả năng hoạt động không cần GPS, miễn nhiễm với các biện pháp đối phó điện tử (ECM) hay gây nhiễu điện từ.

“Tên lửa này sẽ không bị tác động bởi bất cứ hệ thống tác chiến điện tử nào. Hơn nữa do có đường bay bám sát địa hình đất liền hoặc trên biển, nó sẽ có khả năng tấn công bất ngờ”, ông Eli K. nói.

Với thiết bị tìm kiếm IIR (Imaging Infra-Red) tiên tiến, Sea Breaker có thể tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền trong các khu vực "Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (A2/AD).

Tiềm năng xuất khẩu

Theo các chuyên gia quốc phòng Israel, dù sở hữu nhiều tính năng ưu việt nhưng Sea Breaker sẽ có giá thành phải chăng hơn so với giá của những loại tên lửa tương tự trên thị trường. Ông Yoav Har-Even, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Rafael cho biết, do sử dụng các công nghệ hiện có trong quá trình phát triển tên lửa nên Sea Breaker có giá thành rất thấp. Là kết quả của việc sử dụng các công nghệ đã được chứng minh tính hiệu quả trong chiến đấu, Sea Breaker có thể được tích hợp vào những hệ thống vũ khí khác do công ty Rafael sản xuất.

Sea Breaker có thể được phóng từ các tàu hải quân có kích cỡ khác nhau, từ tàu tên lửa tấn công nhanh đến tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ. Phiên bản phóng từ đất liền của tên lửa sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ thống phòng thủ bờ diển, dựa trên bệ phóng SPYDER phòng không cơ động cao của Rafael.

Ông Ran Gozali phụ trách bộ phận hải quân và đất liên của công ty Rafael cho biết: “Tên lửa có thể được phóng từ biển để tấn công tàu của đối phương hoặc tấn công các mục tiêu trên bờ, hay được phóng từ đất liền để tấn công tàu trên biển”.

Theo một báo cáo của Breaking Defense, công ty Rafael của Israel hy vọng sẽ phối hợp với các đối tác Mỹ sản xuất một loại tên lửa tầm xa phóng từ trên biển Sea Breaker mới, để sử dụng cho hai tàu của Hải quân Mỹ, gồm tàu tác chiến ven bờ (LCS) và tàu mặt nước không người lái (USV). Phát biểu với Breaking Defense, một số chuyên gia quốc phòng Israel cho biết, tên lửa mới này có thể sẽ được sử dụng làm vũ khí chính cho cả hai loại tàu.

Cả Rafael và các đối tác tiềm năng của Mỹ vẫn chưa gửi đề nghị hợp tác chính thức, nhưng một số nguồn tin cho biết, hai công ty chế tạo vũ khí lớn của Mỹ là Raytheon - đối tác sản xuất các hệ thống phòng không Iron Dome và David's Sling của Rafael cùng Lockheed Martin - đối tác tham gia sản xuất bom lượn Spice, nhiều khả năng sẽ nhận được đề nghị như vậy.

Một số nguồn tin từ công ty Rafael cho biết, họ sẽ cung cấp hệ thống này cho Ấn Độ trong tương lai với sáng kiến tạo ra một hệ thống tên lửa Sea Breaker “Make in India”. Trước đó, Ấn Độ đã phối hợp với Nga sản xuất hệ thống tên lửa tương tự có tên gọi BrahMos./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ lo sốt vó khi Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho hạm đội Thái Bình Dương
Mỹ lo sốt vó khi Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho hạm đội Thái Bình Dương

VOV.VN - Các quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, tên lửa này có thể được sử dụng để làm giảm lợi thế quân sự và hạn chế các lựa chọn ngoại giao của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.

Mỹ lo sốt vó khi Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho hạm đội Thái Bình Dương

Mỹ lo sốt vó khi Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho hạm đội Thái Bình Dương

VOV.VN - Các quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, tên lửa này có thể được sử dụng để làm giảm lợi thế quân sự và hạn chế các lựa chọn ngoại giao của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.

Iran thử thành công tên lửa hành trình chống hạm mới tại Ấn Độ Dương
Iran thử thành công tên lửa hành trình chống hạm mới tại Ấn Độ Dương

VOV.VN - Tên lửa mới, được cho là có tầm bắn 280km, đã đánh trúng một mục tiêu giả định trong cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương.

Iran thử thành công tên lửa hành trình chống hạm mới tại Ấn Độ Dương

Iran thử thành công tên lửa hành trình chống hạm mới tại Ấn Độ Dương

VOV.VN - Tên lửa mới, được cho là có tầm bắn 280km, đã đánh trúng một mục tiêu giả định trong cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương.

Australia và Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh
Australia và Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh

VOV.VN - Australia và Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm vũ khí siêu thanh, có tốc độ nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh.

Australia và Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh

Australia và Mỹ chuẩn bị thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh

VOV.VN - Australia và Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm vũ khí siêu thanh, có tốc độ nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh.