Vì sao vũ khí Hàn Quốc khó đến tay Ukraine?

VOV.VN - Hàn Quốc đang xem xét triển khai nhân viên quân sự tới Ukraine và cung cấp vũ khí hỗ trợ cho Kiev sau khi có báo cáo về việc quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga. Tuy vậy, có một số rào cản lớn khiến Soeul khó thực hiện điều này. 

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra đến nay, Hàn Quốc chủ yếu chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo và trang thiết bị phi sát thương cho Ukraine, nhưng một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, điều này có thể thay đổi và việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Kiev đang được xem xét.

Trước đó, vào ngày 18/10, Hàn Quốc cho biết việc Triều Tiên đưa quân đến Nga là "mối đe dọa an ninh nghiêm trọng", đồng thời cảnh báo rằng Seoul sẽ "phản ứng bằng cách huy động mọi phương tiện, trong đó phải kể đến sự hợp tác với cộng đồng quốc tế".

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc khó có thể thay đổi lập trường sớm vì những hạn chế trong luật pháp của nước này. Jenny Town, thành viên cấp cao tại Trung tâm Stimson đánh giá "Hàn Quốc luôn có thái độ cứng rắn trước những động thái mới của Triều Tiên, nhưng việc nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine là điều rất khó khăn".

Cản trở bởi luật pháp

Luật pháp Hàn Quốc cấm xuất khẩu vũ khí đến các khu vực đang xảy ra xung đột. Vào tháng 6/2024, Seoul cho biết họ sẽ xem xét lại điều luật này sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un ký một thỏa thuận an ninh tại Bình Nhưỡng. Tin tức gần đây về việc quân đội Triều Tiên được gửi đến Nga đã khiến Hàn Quốc “đứng ngồi không yên”.

Yonhap trích dẫn một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, Seoul đang cân nhắc việc điều một nhóm nhân sự đến Ukraine để theo dõi quân đội Triều Tiên. Ngoài ra, nước này cũng đang xem xét cung cấp hỗ trợ vũ trang cho Ukraine.

Nhưng nguồn tin này cho hay, việc cung cấp vũ khí phòng thủ sẽ được ưu tiên hơn vũ khí sát thương, đồng thời lưu ý, trong trường hợp quyết định cung cấp vũ khí sát thương, Hàn Quốc trước tiên sẽ cân nhắc việc chuyển giao gián tiếp cho Kiev.

Bà Jenny Town nhận định, bất chấp những tuyên bố của Seoul, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là lựa chọn dễ dàng thực hiện: "Tất cả các hành động của chính phủ cần phải tuân theo luật pháp. Đây không phải là lựa chọn đơn thuần về mặt chính sách. Tổng thống Hàn Quốc không thể nói rằng: “Tôi đã thay đổi ý định và đây là những việc chúng ta sẽ làm”. Trên thực tế, để thực hiện điều đó, họ phải ban hành luật mới”.  

Hiện tại, điều đó rất khó xảy ra. Tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuần này đã giảm xuống còn 24,1%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2022. Theo chuyên gia Jenny Town, ông Yoon Suk Yeol không có sự ủng hộ cần thiết của lưỡng đảng để thông qua luật vì ông đang ở "một vị thế rất yếu ngay lúc này".

"Nếu có sự hỗ trợ quân sự lớn hơn cho Ukraine, thì khả năng cao là sẽ thông qua các kênh gián tiếp", nhà phân tích Jenny Town lưu ý.

Kênh cung cấp gián tiếp

Hàn Quốc có một ngành công nghiệp vũ khí phát triển mạnh. Điều này phần lớn được thúc đẩy từ nhu cầu trong nước để phòng thủ chống lại Triều Tiên. Tuy vậy, Hàn Quốc cũng là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Hàn Quốc hiện đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu vũ khí. Đặc biệt, Hàn Quốc có rất nhiều đạn pháo 155mm – loại đạn mà Ukraine đang rất cần.

"Loại vũ khí cơ bản Hàn Quốc có thể cung cấp cho Ukraine là đạn dược vì phương Tây đã cạn kiệt đạn dược", ông Vann Van Diepen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định. Theo các quan chức Ukraine, nước này cần 75.000 viên đạn mỗi tháng cho việc giữ vững tiền tuyến. Để chống lại cuộc tấn công lớn của Nga, họ có thể cần gấp đôi con số này. Trong khi đó, Nga đang bắn khoảng 300.000 viên đạn mỗi tháng.

Hàn Quốc từ lâu đã chịu áp lực từ các đồng minh phương Tây để cung cấp đạn pháo 155mm cho Ukraine. Do bị hạn chế bởi luật pháp, Seoul đã phải đưa ra một giải pháp thay thế. Họ đã gián tiếp cung cấp đạn dược cho Ukraine, đặc biệt là đạn pháo 155mm, thông qua Mỹ. Mỹ gửi đạn pháo từ kho dự trữ của nước này cho Ukraine và Hàn Quốc gửi đạn pháo thay thế cho Mỹ.

Nhưng Mỹ và các quốc gia châu Âu khác đang phải gồng mình để tăng sản lượng đạn pháo lên mức cần thiết do cuộc xung đột trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Điều đó có nghĩa là họ khó có thể cung cấp đủ số lượng đạn dược cho Ukraine tương đương với số lượng mà Hàn Quốc gửi đến cho Mỹ.

Hàn Quốc có thể cung cấp loại vũ khí nào?

Nhà phân tích Van Diepen cho biết, mặc dù có nhiều loại vũ khí mà Hàn Quốc sản xuất nằm trong danh sách mong muốn của Ukraine, nhưng nước này vẫn gặp khó khăn và thách thức khi cung cấp chúng cho Kiev, ngay cả khi thông qua các kênh gián tiếp.

Hàn Quốc sản xuất pháo tự hành K9 Thunder 155 mm và hệ thống tên lửa phóng loạt K239 (MLRS), được cho là có sức mạnh gần tương đương với hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất. Để cung cấp loại vũ khí này cho Kiev, Seoul sẽ cần một thỏa thuận với quốc gia thứ ba. Song hiện tại vẫn chưa có bất cứ cuộc thảo luận nào về điều này. Ngoài 2 hệ thống này, Seoul cũng có thể cung cấp xe tăng.

"Vấn đề đặt ra là Hàn Quốc sẽ mất đi bao nhiêu phần trăm kho vũ khí nếu quyết định cung cấp cho Ukraine. Tiếp sau đó là các vấn đề về đào tạo, hỗ trợ và hậu cần. Chẳng hạn việc đào tạo binh sỹ Ukraine sử dụng xe tăng Hàn Quốc cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức”, ông Van Diepen nhấn mạnh.

Hàn Quốc cũng sản xuất một số loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, nhưng những loại này được cho là sẽ gặp phải những vấn đề tương tự như các loại mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Các đối tác phương Tây đến nay vẫn không cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng các tên lửa tầm xa như ATACMS và Storm Shadows. "Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có cùng mối lo ngại như Mỹ về nguy cơ xung đột leo thang. Ngoài ra, họ sẽ phải nhìn vào mối quan hệ tương lai với Nga. Có lẽ có những ranh giới mà họ sẽ không muốn vượt qua. Vì thế việc cung cấp đạn dược và pháo binh là điều vẫn mang tính khả thi nhất ", ông Van Diepen nhận định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga vượt kênh đào quan trọng, bẻ gãy phòng tuyến của Ukraine tại Chasov Yar
Nga vượt kênh đào quan trọng, bẻ gãy phòng tuyến của Ukraine tại Chasov Yar

VOV.VN - Một quan chức quân sự Ukraine cho biết, lực lượng Nga đã tiến qua tuyến đường thủy quan trọng tại thành trì Chasov Yar ở miền Đông Ukraine, đánh dấu một bước lùi đối với lực lượng Ukraine vốn đang bị bao vây trong khu vực.

Nga vượt kênh đào quan trọng, bẻ gãy phòng tuyến của Ukraine tại Chasov Yar

Nga vượt kênh đào quan trọng, bẻ gãy phòng tuyến của Ukraine tại Chasov Yar

VOV.VN - Một quan chức quân sự Ukraine cho biết, lực lượng Nga đã tiến qua tuyến đường thủy quan trọng tại thành trì Chasov Yar ở miền Đông Ukraine, đánh dấu một bước lùi đối với lực lượng Ukraine vốn đang bị bao vây trong khu vực.

Nga tung đòn hiểm tại Kursk, đánh tổng lực ở Donetsk, Ukraine lâm vào thế bí
Nga tung đòn hiểm tại Kursk, đánh tổng lực ở Donetsk, Ukraine lâm vào thế bí

VOV.VN - Nga đã phát động một cuộc phản công ở khu vực Kursk và đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự dọc theo toàn bộ mặt trận phía đông của Ukraine. Trong thời gian qua, Moscow đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể.  

Nga tung đòn hiểm tại Kursk, đánh tổng lực ở Donetsk, Ukraine lâm vào thế bí

Nga tung đòn hiểm tại Kursk, đánh tổng lực ở Donetsk, Ukraine lâm vào thế bí

VOV.VN - Nga đã phát động một cuộc phản công ở khu vực Kursk và đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự dọc theo toàn bộ mặt trận phía đông của Ukraine. Trong thời gian qua, Moscow đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể.  

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga
Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

VOV.VN - Mỹ ngày 23/10 lần đầu tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đưa 3.000 binh sỹ tới Nga – một động thái có thể dẫn tới sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

VOV.VN - Mỹ ngày 23/10 lần đầu tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đưa 3.000 binh sỹ tới Nga – một động thái có thể dẫn tới sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.