40N6 - Tên lửa mới giúp tăng gấp đôi tầm đánh chặn của S-400 Nga

VOV.VN - Hệ thống phòng không S-400 nổi tiếng của Nga đã gây chú ý trong tuần này sau khi nó được sử dụng để tấn công mục tiêu trong khu vực xung đột Ukraine bằng một loại tên lửa tầm xa 40N6 mới.

Truyền thông Nga cho hay, tên lửa dẫn đường 40N6 mới đã được các đơn vị vận hành S-400 sử dụng để tấn công các mục tiêu “ở khoảng cách tối đa”. Máy bay cảnh báo sớm A-50 hoạt động song song với các bệ phóng và cung cấp hướng dẫn bổ sung cho tên lửa.

Giới truyền thông đặc biệt quan tâm đến tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công này, chỉ ra rằng quỹ đạo của 40N6 lần đầu tiên lên đến tầm cực cao trước khi lao xuống mục tiêu được chỉ định. Điều này về cơ bản mang lại cho nó cả “khả năng tấn công vượt trội” và đánh chặn được các mục tiêu ở độ cao thấp.

40N6 là tên lửa đất đối không dẫn đường do Nga sản xuất, được thiết kế cho hệ thống phòng không S-400 và S-500, có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly lên tới 380km và phá hủy cả mục tiêu bay cao và bay thấp.

Hệ thống dẫn đường trên 40N6 cho phép phóng tên lửa vào các mục tiêu nằm ngoài tầm hoạt động của trạm radar chuyên dụng của đơn vị phóng.

Nhà phân tích quân sự Nga Dmitry Kornev giải thích rằng, các radar thông thường gặp khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa như vậy. “Một tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu rất xa, nhưng nó sẽ không ‘biết’ chính xác nơi nó bay và nhắm mục tiêu vào đâu. Đơn vị phóng cũng có thể không biết điều này”.

Theo ông Kornev, trong trường hợp của 40N6, vấn đề này đã được khắc phục thông qua “thứ gọi là chỉ định mục tiêu, khi một hệ thống khác cung cấp khả năng radar cho tên lửa này”.

“Ví dụ, một máy bay A-50 phát hiện mục tiêu và chuyển thông tin đến một trung đoàn phòng không phóng tên lửa 40N6. Tên lửa tuân theo hướng dẫn này sau khi phóng, nó chưa “nhìn thấy” mục tiêu và chỉ bay theo hướng của nó. Cuối cùng, tên lửa sẽ phát hiện được mục tiêu, khóa mục tiêu và lao tới để phá hủy”, ông Kornev nói.

Ông Kornev cho biết, việc sử dụng loại tên lửa này đã tăng gấp đôi tầm bắn hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga, vốn trước đây không vượt quá 150km do các vấn đề trong việc thu thập mục tiêu nói trên.

Tên lửa 40N6 có thể nhắm vào hầu như bất kỳ mục tiêu nào trên không, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, tên lửa hành trình, và các hệ thống radar tầm xa trên không. Hơn nữa, 40N6 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa, nơi mà đối phương “không dự kiến có thể bị tấn công”.

Ông Kornev nói thêm rằng, trong khi S-400 của Nga đã có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không quy mô lớn, việc bổ sung tên lửa 40N6 giờ đây cho phép chúng đẩy lùi các cuộc tấn công như vậy từ khoảng cách rất xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách Nga kết hợp “rồng lửa” S-400 và máy bay A-50 hạ gục chiến đấu cơ Ukraine
Cách Nga kết hợp “rồng lửa” S-400 và máy bay A-50 hạ gục chiến đấu cơ Ukraine

VOV.VN - Nga vừa tuyên bố các lực lượng của nước này đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 kết hợp với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50 để bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine.

Cách Nga kết hợp “rồng lửa” S-400 và máy bay A-50 hạ gục chiến đấu cơ Ukraine

Cách Nga kết hợp “rồng lửa” S-400 và máy bay A-50 hạ gục chiến đấu cơ Ukraine

VOV.VN - Nga vừa tuyên bố các lực lượng của nước này đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 kết hợp với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50 để bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine.

Nga thêm tính năng tấn công mặt đất cho “Rồng lửa” S-400
Nga thêm tính năng tấn công mặt đất cho “Rồng lửa” S-400

VOV.VN - Đài truyền hình quốc gia Nga đưa tin, nước này đang trong quá trình phát triển tên lửa tấn công mặt đất chuyên dụng cho hệ thống phòng không S-400.

Nga thêm tính năng tấn công mặt đất cho “Rồng lửa” S-400

Nga thêm tính năng tấn công mặt đất cho “Rồng lửa” S-400

VOV.VN - Đài truyền hình quốc gia Nga đưa tin, nước này đang trong quá trình phát triển tên lửa tấn công mặt đất chuyên dụng cho hệ thống phòng không S-400.

Cựu phi công Mỹ nói F-16 khó sống sót ở Ukraine, dễ bị S-400 áp đảo hoàn toàn
Cựu phi công Mỹ nói F-16 khó sống sót ở Ukraine, dễ bị S-400 áp đảo hoàn toàn

VOV.VN - Tiêm kích F-16 đứng đầu danh sách các vũ khí mong muốn của Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Tuy nhiên, theo một cựu phi công của Không quân Mỹ, máy bay thế hệ 4 này không phù hợp trong cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.

Cựu phi công Mỹ nói F-16 khó sống sót ở Ukraine, dễ bị S-400 áp đảo hoàn toàn

Cựu phi công Mỹ nói F-16 khó sống sót ở Ukraine, dễ bị S-400 áp đảo hoàn toàn

VOV.VN - Tiêm kích F-16 đứng đầu danh sách các vũ khí mong muốn của Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Tuy nhiên, theo một cựu phi công của Không quân Mỹ, máy bay thế hệ 4 này không phù hợp trong cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.