Chiến thuật của Nga khiến bom thông minh JDAM của Mỹ bị “mù đường”

VOV.VN - Các tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, bom JDAM của nước này đã nhiều lần tấn công trượt mục tiêu khi hoạt động tại Ukraine. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với tên lửa dẫn đường chính xác GMLRS phóng từ bệ phóng HIMARS.

Trong vòng 1 năm qua, cả Mỹ và Ukraine đã phối hợp với nhau để tích hợp vũ khí tiến tiến của Mỹ cho các máy bay chiến đấu già cỗi của Không quân Ukraine.

Tháng 9/2022, Ukraine đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi tiết lộ sử dụng tiêm kích MiG-29 và Su-27 phóng tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 (HARM) do Mỹ sản xuất để tấn công radar phòng không của Nga, giúp các máy bay chiến đấu và trực thăng Ukraine an toàn hơn khi di chuyển gần chiến tuyến.

Đến tháng 12/2022, chính phủ Mỹ đã tiến thêm một bước, tuyên bố sẽ cung cấp bom “thông minh” JDAM cho Ukraine. Được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS, loại bom này sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng ném bom trên không nhanh chóng, chính xác và dễ dàng. Nhưng hiện tại, chính phủ Mỹ cho rằng, Nga đang nỗ lực thực hiện các biện pháp can thiệp để vô hiệu hóa loại bom này, theo Politico.  

JDAM là một ví dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ mới để làm cho các loại vũ khí cũ hoặc vũ khí thô sơ trở nên hiệu quả hơn. JDAM thực chất là bộ kit gồm máy thu GPS, bộ điều khiển và cánh cơ động, được dùng để gắn vào những quả bom rẻ tiền, không có dẫn đường chẳng hạn như bom Mk 82, Mk 83 và Mk 84, biến những quả bom này thành loại bom dẫn đường chính xác.

Bom JDAM có thể được thả từ máy bay giống như nhiều loại bom khác. Sau khi bay, phi công sẽ nhập tọa độ GPS của mục tiêu trên mặt đất vào bộ điều khiển của JDAM. Khi máy bay bay đến một độ cao nhất định, phi công sẽ thả bom. Bom JDAM được gắn đuôi định hướng nên biết chính xác đường bay đến mục tiêu do hệ thống định vị toàn cầu cung cấp. Với tín hiệu GPS, bom JDAM hoạt động rất hiệu quả ngay cả trong thời tiết xấu nên còn được gọi là "bom thông minh".

Nghi vấn Nga can thiệp bằng biện pháp gây nhiễu GPS

Các tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, bom JDAM của nước này đã nhiều lần tấn công trượt mục tiêu khi hoạt động tại Ukraine. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với tên lửa dẫn đường chính xác GMLRS phóng từ bệ phóng HIMARS. Theo các tài liệu này, hoạt động tác chiến điện tử của Nga, đặc biệt là nỗ lực gây nhiễu sóng vô tuyến có thể là nguyên nhân chính khiến các vũ khí dẫn đường của Mỹ kém hiệu quả.

Các tài liệu của Mỹ cho rằng Nga là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về khả năng gây nhiễu. Quân đội Nga từ lâu đã lo ngại trước việc phương Tây sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đặc biệt là vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh và đã thực hiện nỗ lực đáng kể để vô hiệu hóa chúng. Nga đã chú trọng phát triển khả năng gây nhiễu GPS, đồng thời duy trì 5 lữ đoàn tác chiến điện tử để gây nhiễu trên chiến trường.

Vào tháng 12/2022, tờ Wired đưa tin, Nga đã gây nhiễu hệ thống GPS bên trong một số thành phố của nước này nhằm ngăn chặn máy bay không người lái của Ukraine sử dụng GPS tấn công các căn cứ không quân của Nga. Trước đó, Moscow cũng được cho là đã gây nhiễu GPS tại Syria để bảo vệ các căn cứ quân sự.

Tại Ukraine, một số chuyên gia cho rằng, tình huống có thể diễn ra như sau: Phi công lái máy bay MiG của Không quân Ukraine trong lúc thực hiện nhiệm vụ đã cài đặt tọa độ GPS của mục tiêu vào bộ điều khiển của bom JDAM. Khi máy bay Ukraine bay đến gần chiến tuyến của Nga, các radar phòng không của Nga phát hiện máy bay đối phương và báo cho các đơn vị tác chiến điện tử gần đó. Lực lượng tác chiến điện tử ngay lập tức kích hoạt các thiết bị gây nhiễu như Krasukha-4, Pole 21-E hoặc R-330Zh Zhitel để ngăn chặn tín hiệu của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu. Khi không nhận được tín hiệu GPS làm tham chiếu để điều hướng, quả bom sẽ bị mất phương hướng và bắn trượt mục tiêu.

Bom JDAM có một hệ thống dẫn đường quán tính dự phòng INS. Khi không có hệ thống dẫn GPS mà chỉ sử dụng hệ thống dẫn INS, quả bom chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi gần 30m. Với khoảng cách này, JDAM có thể tiêu diệt các mục tiêu như bãi chứa nhiên liệu, kho đạn dược, pháo binh, các phương tiện và vũ khí bọc thép hạng nhẹ của đối phương. Đối với các mục tiêu kiên cố như xe tăng và boong-ke, hệ thống INS được cho là không đủ độ chính xác để giúp JDAM công phá.

Theo một số nhà phân tích, cũng có khả năng, những quả bom JDAM mà Mỹ cung cấp cho Ukraine không có hệ thống dẫn đường INS dự phòng. Một khả năng khác là các máy bay chiến đấu của Ukraine bay quá thấp, khiến các quả bom không có đủ khoảng cách cần thiết để điều chỉnh hướng bay giúp chúng rơi xuống gần mục tiêu.

Ngoài ra, không loại trừ trường hợp, bom JDAM thế hệ mới sử dụng hệ thống dẫn đường bằng GPS và dẫn đường bằng laser, nhưng các máy bay chiến đấu của Ukraine bị thiếu thiết bị laser cần thiết để hệ thống có thể hoạt động.

Giới phân tích cho rằng, để loại bom này hoạt động hiệu quả trên chiến trường, Mỹ và Ukraine cần tìm cách vô hiệu hóa các thiết bị gây nhiễu của Nga. Không thể phủ nhận, Nga đã đầu tư đáng kể vào những công nghệ nhằm làm giảm ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực chế tạo bom thông minh và sự đầu tư này đã mang lại lợi thế cho Moscow./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Binh sỹ Ukraine tiết lộ sốc về chiến trường, chỉ rõ 2 vấn đề lớn trước cuộc phản công
Binh sỹ Ukraine tiết lộ sốc về chiến trường, chỉ rõ 2 vấn đề lớn trước cuộc phản công

VOV.VN - Ukraine đang thiếu trầm trọng nhân lực và đạn pháo để chuẩn bị cho cuộc phản công sắp tới trong bối cảnh giao tranh kéo dài 14 tháng, các binh sỹ Ukraine cho biết.

Binh sỹ Ukraine tiết lộ sốc về chiến trường, chỉ rõ 2 vấn đề lớn trước cuộc phản công

Binh sỹ Ukraine tiết lộ sốc về chiến trường, chỉ rõ 2 vấn đề lớn trước cuộc phản công

VOV.VN - Ukraine đang thiếu trầm trọng nhân lực và đạn pháo để chuẩn bị cho cuộc phản công sắp tới trong bối cảnh giao tranh kéo dài 14 tháng, các binh sỹ Ukraine cho biết.

Chuyên gia bất ngờ về cách Nga thay đổi chiến thuật ở Ukraine
Chuyên gia bất ngờ về cách Nga thay đổi chiến thuật ở Ukraine

VOV.VN - Theo nhà phân tích Mick Ryan, quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, điều chỉnh chiến thuật phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh trong suốt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chuyên gia bất ngờ về cách Nga thay đổi chiến thuật ở Ukraine

Chuyên gia bất ngờ về cách Nga thay đổi chiến thuật ở Ukraine

VOV.VN - Theo nhà phân tích Mick Ryan, quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, điều chỉnh chiến thuật phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh trong suốt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Cách Ukraine sử dụng xe tăng phương Tây trong cuộc phản công
Cách Ukraine sử dụng xe tăng phương Tây trong cuộc phản công

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, số lượng xe tăng ít ỏi mà phương Tây cung cấp cho Ukraine có thể phần nào giúp trấn an tinh thần các binh sỹ nước này nhưng không đủ để Kiev đạt được bước đột phá lớn trên chiến trường.

Cách Ukraine sử dụng xe tăng phương Tây trong cuộc phản công

Cách Ukraine sử dụng xe tăng phương Tây trong cuộc phản công

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, số lượng xe tăng ít ỏi mà phương Tây cung cấp cho Ukraine có thể phần nào giúp trấn an tinh thần các binh sỹ nước này nhưng không đủ để Kiev đạt được bước đột phá lớn trên chiến trường.

Phương Tây hụt hơi, Ukraine có nguy cơ cạn binh lực đối phó Nga
Phương Tây hụt hơi, Ukraine có nguy cơ cạn binh lực đối phó Nga

VOV.VN - Các trận đánh lớn giành quyền kiểm soát khu vực miền Nam và miền Đông của Ukraine có thể sẽ sẽ diễn ra trong thời gian tới khi chính quyền Tổng thống Ukraine Zelensky lên kế hoạch tiến hành cuộc phản công lớn vào cuối mùa xuân. Nhưng vấn đề lớn mà Kiev phải đối mặt hiện nay là thiếu nhân lực và vũ khí.

Phương Tây hụt hơi, Ukraine có nguy cơ cạn binh lực đối phó Nga

Phương Tây hụt hơi, Ukraine có nguy cơ cạn binh lực đối phó Nga

VOV.VN - Các trận đánh lớn giành quyền kiểm soát khu vực miền Nam và miền Đông của Ukraine có thể sẽ sẽ diễn ra trong thời gian tới khi chính quyền Tổng thống Ukraine Zelensky lên kế hoạch tiến hành cuộc phản công lớn vào cuối mùa xuân. Nhưng vấn đề lớn mà Kiev phải đối mặt hiện nay là thiếu nhân lực và vũ khí.