Đức hoàn tất chuyển giao pháo tự hành Gepard-1А2 cho Brazil

Theo Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT), Đức đã chuyển giao nốt cho Brazil 8 hệ thống pháo tự hành Gepard-1A2.

Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT) cho biết, 8 hệ thống pháo tự hành (ZSU) Gepard-1A2 cuối cùng mà Brazil đã đặt hàng từ quân đội Đức sẽ được gửi từ Đức bằng đường biển vào tuần đầu tiên của tháng 8 và sẽ có mặt tại Rio de Janeiro ba tuần sau đó.

Pháo cao xạ tự hành Gepard-1A2

Theo thông tin từ CAWAT, tháng 4/2013 Lực lượng vũ trang Đức đã ký hợp đồng cung cấp cho Lực lượng vũ trang Brazil 37 hệ thống ZSU Gepard-1A2 do công ty Krauss-Maffei Wegmann của Đức sản xuất. Giá trị hợp đồng ước tính 30 triệu Euro (78,4 triệu Reais). Lô hàng ZSU đầu tiên đã được chuyển đến Brazil vào tháng 5 năm 2013.

Theo Jane's Defence Weekly, một tháng sau khi cung cấp, lô hàng cuối cùng ZSU sẽ được bắn thử nghiệm để hoàn tất thủ tục giao nhận. Vũ khí sẽ được chuyển giao cho Đại đội pháo cao xạ 11 (11th Bia AAAe AP) tại Ponta Grossa (bang Panama). Trước đó, 2 hệ thống ZSU đã được giao cho Trường phòng không và pháo thủ bờ biển (EsACosAAe) tại Rio de Janeiro, 16 hệ thống giao cho Đại đội pháo cao xạ 6 tại Santa Maria (bang Rio Grande do Sul), số còn lại giao cho Đại đội pháo cao xạ 11.

Hợp đồng mua ZSU nằm trong kế hoạch chiến lược xây dựng hệ thống phòng không. Trong các lô hàng cung cấp có 3 máy sẽ được dùng để thay thế phụ tùng, 50 container phụ tùng dự trữ, 3 thiết bị tập luyện và 540 viên đạn 35-mm thuộc 5 loại khác nhau. Hợp đồng bao gồm đào tạo cán bộ, bảo trì kỹ thuật và vận chuyển. Các thiết bị tập luyện sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2015 và triển khai vào năm 2016.

ZSU "Gepard" do công ty "Krauss-Maffei Wegmann" thiết kế trên khung gầm của xe tăng "Leopard" và được trang bị bởi hai khẩu đại bác KDA 35-mm của công ty "Orlikon kontreyvs" nằm dọc hai bên tháp tăng. ZSU được dùng để yểm trợ các đơn vị vũ trang và cơ sở quan trọng trong những cuộc không kích của kẻ địch ở độ cao thấp và trung bình.

Các thiết bị của ZSU bao gồm Rada phát hiện mục tiêu MPDR-12 (MPDR-18/S) băng tần S và Rada theo dõi mục tiêu băng tần Ku có tầm xa hoạt động 15 km, động cơ phụ, máy GPS, máy đo khoảng cách laser, hệ thống điều khiển hỏa lực, hai lựu đạn khói PU bốn chân, hệ thống an ninh và điều hòa không khí. ZSU có trọng lượng 47,5 tấn, chiều dài 7,7 m, chiều cao 3,29 m, tốc độ tối đa 65 km/h, phạm vi hoạt động 550 km với một đội 3 người.

Mỗi hệ thống ZSU có thể tự tạo hỏa lực tại chỗ, di chuyển và bắn trúng mục tiêu trên không với tốc độ lên đến 400 m/s, với độ cao 3.000 m và tầm xa đến 5.500 m. Tốc độ bắn đạt 1.100 phát/phút.

ZSU "Gepard-1A2" giúp Lực lượng vũ trang Brazil tăng cường khả năng đảm bảo phòng không ở cự ly gần bằng cách sử dụng các bệ phóng "Djigit". Mỗi bệ phóng này đều được trang bị hai MANPADS (Tổ hợp tên lửa vác vai cơ động) "Igla-S" và các hệ thống RBS-70.

Hệ thống ZSU được tích hợp với các phương tiện tìm kiếm hiện đại bao gồm Radar ba chiều SABER M60 và trung tâm chỉ huy phòng không di động. Các thiết bị này được thiết kế bởi công ty BRADAR và trung tâm nghiên cứu khoa học của Lực lượng vũ trang Brazil CTEx (Centro Tecnologico do Exercito)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Súng trường nòng kép AO-63 của Nga- cơn ác mộng với NATO
Súng trường nòng kép AO-63 của Nga- cơn ác mộng với NATO

Súng trường AO-63 có khả năng “xả” 6.000 viên đạn/phút ở chế độ “liên thanh đạn kép” và 850 viên/phút ở chế độ “liên thanh đạn đơn”. 

Súng trường nòng kép AO-63 của Nga- cơn ác mộng với NATO

Súng trường nòng kép AO-63 của Nga- cơn ác mộng với NATO

Súng trường AO-63 có khả năng “xả” 6.000 viên đạn/phút ở chế độ “liên thanh đạn kép” và 850 viên/phút ở chế độ “liên thanh đạn đơn”. 

Trả tiền Nga xong, Pháp nói tàu Mistral đang “đắt khách”
Trả tiền Nga xong, Pháp nói tàu Mistral đang “đắt khách”

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, nhiều đối tác quan tâm tới tàu trực thăng lớp Mistral sau khi Paris từ chối chuyển giao cho Nga. 

Trả tiền Nga xong, Pháp nói tàu Mistral đang “đắt khách”

Trả tiền Nga xong, Pháp nói tàu Mistral đang “đắt khách”

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, nhiều đối tác quan tâm tới tàu trực thăng lớp Mistral sau khi Paris từ chối chuyển giao cho Nga. 

Mỹ biên chế tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ 12
Mỹ biên chế tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ 12

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia thứ 12 vừa được đưa vào phục vụ trong hải quân Mỹ từ ngày 1/8.

Mỹ biên chế tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ 12

Mỹ biên chế tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ 12

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia thứ 12 vừa được đưa vào phục vụ trong hải quân Mỹ từ ngày 1/8.

Mỹ hạ thủy tàu ngầm tấn công hiện đại nhất thế giới USS John Warner
Mỹ hạ thủy tàu ngầm tấn công hiện đại nhất thế giới USS John Warner

VOV.VN- Hải quân Mỹ vừa hạ thủy tàu ngầm USS John Warner, chiếc tàu ngầm tấn công lớp Virginia hiện đại nhất thế giới tại căn cứ Norfolk (Mỹ).

Mỹ hạ thủy tàu ngầm tấn công hiện đại nhất thế giới USS John Warner

Mỹ hạ thủy tàu ngầm tấn công hiện đại nhất thế giới USS John Warner

VOV.VN- Hải quân Mỹ vừa hạ thủy tàu ngầm USS John Warner, chiếc tàu ngầm tấn công lớp Virginia hiện đại nhất thế giới tại căn cứ Norfolk (Mỹ).

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Cơ quan Thông tấn Hàn Quốc ngày 4/8 cho biết nước này triển khai hệ thống tên lửa đa nòng thế hệ mới để đối đầu trực tiếp với pháo tầm xa của Triều Tiên.

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Cơ quan Thông tấn Hàn Quốc ngày 4/8 cho biết nước này triển khai hệ thống tên lửa đa nòng thế hệ mới để đối đầu trực tiếp với pháo tầm xa của Triều Tiên.