“Ginsu bay” R9X và điệp vụ mới ở Trung Đông

VOV.VN - Tên lửa “Ginsu bay” AGM-114R9X đang được Lầu Năm Góc xem là “cứu cánh”trong việc trừ khử các “phần tử khủng bố”.

Dòng tên lửa không đối đất đáng sợ Hellfire

Hellfire (rút ngắn từ tên ban đầu Heliborne, Laser, Fire and Forget Missile) là dòng tên lửa không đối đất, khởi đầu (năm 1974) được phát triển để chống các phương tiện thiết giáp, nhưng các biến thể về sau được cải tiến để tấn công chính xác nhiều loại mục tiêu khác nhau và đã được sử dụng trong một số vụ trừ khử các yếu nhân. Tên lửa đa năng này có thể được phóng từ trên không (bao gồm cả máy bay không người lái), trên biển và trên mặt đất, tự động hoặc điều khiển từ xa. AGM-114 cũng được sử dụng như một tên lửa không đối không để đối phó với máy bay và máy bay không người lái (UAV).

Tên lửa AGM-114. Nguồn: arstechnica.com

Tên lửa Hellfire được bắt đầu sản xuất vào năm 1982, dài 163 cm, nặng 45 kg, đầu đạn nặng 9 kg, tầm bắn 7-11 km, có trong trang bị của quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác. Dòng tên lửa Hellfire có nhiều biến thể, như AGM-114 A/BC/D/E/K/K2/K2A/M/N/N-5/P/P+/… S/T/R… với tính năng chiến - kỹ thuật khác nhau (từ xuyên phá đến nổ mảnh, nhiệt áp…; từ dẫn lái bằng laser đến radar…), và dùng cho các mục đích khác nhau (từ tiêu diệt các mục tiêu bọc thép, đến các mục tiêu không bọc thép, sinh lực…; từ tác chiến đô thị đến các địa hình khác nhau)... của chiến tranh hiện đại.

Tên lửa Hellfire được sử dụng bằng rất nhiều phương tiện nhưng phổ biến là từ trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra/AH, 1Z Viper, trên AH-64 Apache/Apache Guardian (Longbow), trực thăng MH-60R và MH-60S Seahawk, OH-58D/F Kiowa Warrior (đã loại biên), Harvest HAWK trang bị KC-130J, cũng như MQ-1 Predator, MQ-1C Grey Eagle và MQ-9 Reaper UAV. AH-64 Apache có thể mang tới 16 tên lửa cùng lúc.

Hầu hết các biến thể Hellfire đều được lái dẫn bằng laser, trừ "Longbow Hellfire" AGM-114L “bắn và quên” - bằng radar. Việc dẫn lái bằng laser có thể được thực hiện từ thiết bị phóng, chẳng hạn như thiết bị điện tử quang gắn trên mũi của trực thăng tấn công AH-64 Apache, vật thể bay khác, hoặc từ người quan sát trên mặt đất. AGM-114R "Romeo" Hellfire II được Mỹ đưa vào biên chế cuối năm 2012, sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán chủ động và đầu đạn đa năng K-Charge để thanh toán các mục tiêu trước đây cần nhiều biến thể Hellfire. Nó sẽ thay thế các biến thể AGM-114K, M, N và P.

Một số tên lửa dòng AGM-114. Nguồn: US Army

Đến năm 2012, khoảng 24.000 tên lửa Hellfire II đã được sản xuất cho cả lực lượng vũ trang Mỹ và khách hàng nước ngoài. Tham gia thực chiến, Hellfire đã được sử dụng trong trong các chiến dịch ở Panama, chiến dịch Bão táp Sa mạc trong Chiến tranh vùng Vịnh, ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, với sự tham chiến của trực thăng tấn công Apache và Super Cobra, trực thăng trinh sát Kiowa và máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Predator và Reaper.

AGM-114 là vũ khí được được lựa chọn cho các vụ sát hại các nhân vật cao cấp như Ahmed Yassin (thủ lĩnh Hamas) năm 2004 bởi Không quân Israel; Anwar al-Awlaki tại Yemen năm 2011; Abu Yahya al-Libi ở Pakistan năm 2012 bởi Mỹ; và Moktar Ali Zubeyr (Ahmad Abdi Godane - lãnh đạo của al- Shabaab) ở Somalia vào tháng 9/2014; và Jihadi John (Mohammed Emwazi) năm 2015.

Điệp vụ mới của “Ginsu bay” R9X ở Trung Đông

Tên lửa AGM-114R tiêu chuẩn được sản xuất từ năm 2010, có đầu đạn xuyên giáp được bọc trong ống bọc phân mảnh giúp nó có khả năng tấn công cả xe bọc thép và mục tiêu thường. Kể từ khi được giới thiệu, một số biến thể cũng đã ra đời;  biến thể R2 có thêm tính năng "nổ trên cao" - tên lửa được kích nổ cách điểm va chạm khoảng 1 m, tạo ra hiệu ứng nổ khí; các biến thể R1, R3, R8 và R13 có ít thông tin; và R5 để cung cấp cho các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Tên lửa “Ginsu bay” AGM-114R9X. Nguồn The Drive.

Biến thể Hellfire mới nhất là tên lửa đa mục đích AGM-114R, sẽ thay thế tất cả các cấu hình tên lửa Hellfire II khác (K/N/M/P). AGM-114R kết hợp khả năng của tất cả các biến thể tên lửa Hellfire trước đây, được trang bị thiết bị tìm kiếm laser bán tích cực, trở thành tên lửa có khả năng tấn công một loạt các loại mục tiêu. Đầu đạn đa mục đích mới cũng cho phép không kích nhiều mục tiêu chỉ với một lần nạp đạn.

Có ít nhất bốn phiên bản của R9 dùng cho không quân Mỹ AGM-114R9 (với khả năng sát thương cực thấp); cho lực lượng đặc nhiệm AGM-114R9E, AGM-114R9H và AGM-114R9G, tuy nhiên không có thông tin nào về sự khác biệt giữa chúng, ngoại trừ R9E có đầu đạn có thể gây "thiệt hại cơ sở vật chất", R9H là loại "thiệt hại cơ sở vật chất rất thấp". Tuy nhiên, General Dynamics Ordnance mô tả R9E như "đầu đạn phân mảnh, dùng tấn cồng các mục tiêu đa dạng”. Không quân Mỹ mô tả "thiệt hại cơ sở vật chất thấp" cho các loại đạn nổ phân mảnh, đơn giản là lượng thuốc nổ giảm.

Có thể toàn bộ loạt phụ R9 được tập trung để giảm nguy cơ thiệt hại cơ sở vật chất. Phiên bản nâng cấp Hellfire AGM-114R9X được thiết kế đặc biệt có khả năng định vị mục tiêu và môi trường xung quanh vô cùng chính xác với đầu đạn động học và lưỡi kiếm bật ra nhằm giảm thiệt hại cơ sở vật chất, dùng động năng cực mạnh để phá hủy mục tiêu như xe hơi và nhà cao tầng cùng một số cơ sở hạ tầng khác mà không gây nguy hiểm cho dân thường xung quanh.

R9X vô cùng hữu dụng trong trường hợp các mục tiêu khủng bố chạy trốn không kích bằng cách giấu mình trong đám đông phụ nữ và trẻ em. Nó được trang bị sáu lưỡi dao thép dài, được xòe ra vài giây trước khi rơi trúng mục tiêu, có thể "cắt mọi thứ trên đường đi của nó", vì vậy, có biệt danh là “Ginsu bay” - theo tên của những con dao phổ biến trong những năm 1970 - 80, hay “Bom Ninja”.

Nhiều báo Mỹ ngày 9/5 cho biết, cả Lầu Năm Góc và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đều đã sử dụng tên lửa R9X nhưng "khéo léo che giấu sự tồn tại của nó". Người Mỹ đã phát triển loại vũ khí này từ năm 2011 - dưới thời cựu Tổng thống Obama, và sử dụng chính thức khoảng 6 lần. Tên lửa có đặc điểm tương tự R9X được quân đội Mỹ đưa vào "kế hoạch B" nhằm tiêu diệt "kẻ khủng bố số một" Osama bin Laden năm 2011.

Được triển khai bí mật từ năm 2017 các hoạt động bí mật ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia, và sự tồn tại của AGM-114R9X mới được tiết lộ vào năm 2019. Biến thể này được CIA sử dụng để khử Abu Khayr al-Masri - một thành viên của lãnh đạo al Qaeda tại Syria hồi tháng 2/2017, và Jamal Ahmad Mohammad Al Badawi - kẻ bị cáo buộc chủ mưu vụ đánh bom USS Cole năm 2000, khiến 17 binh sĩ thiệt mạng và ít nhất 40 người bị thương - tại Yemen vào tháng 1/2019.

Mỹ đang “nhân đạo” áp dụng chiến thuật mới nhằm tiêu diệt các “phần tử khủng bố” và giảm thiểu thương vong cho dân thường khỏi các cuộc tấn công sử dụng máy bay không người lái bằng cách áp dụng các vũ khí và công nghệ mới nhất, cụ thể là “Ginsu bay” R9X. Đây là công việc không đơn giản, cần sự phối kết hợp nhiều biện pháp và yếu tố, hiệu quả của chiến thuật này đến đâu sẽ được thời gian trả lời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trực thăng V-280: Lợi thế cạnh tranh của Mỹ trước Nga và Trung Quốc
Trực thăng V-280: Lợi thế cạnh tranh của Mỹ trước Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Siêu trực thăng đa nhiệm V-280 Valor được coi là ứng viên tiềm năng để thay thế các phi đội trực thăng của Mỹ.

Trực thăng V-280: Lợi thế cạnh tranh của Mỹ trước Nga và Trung Quốc

Trực thăng V-280: Lợi thế cạnh tranh của Mỹ trước Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Siêu trực thăng đa nhiệm V-280 Valor được coi là ứng viên tiềm năng để thay thế các phi đội trực thăng của Mỹ.

Cuộc đua trang bị robot sát thương giữa một số nước trên thế giới
Cuộc đua trang bị robot sát thương giữa một số nước trên thế giới

VOV.VN - Nhiều nước đang chạy đua phát triển robot sát thương cho quân đội nước mình. Đã có một số e ngại về việc robot phạm sai lầm và gây hậu quả thảm khốc.

Cuộc đua trang bị robot sát thương giữa một số nước trên thế giới

Cuộc đua trang bị robot sát thương giữa một số nước trên thế giới

VOV.VN - Nhiều nước đang chạy đua phát triển robot sát thương cho quân đội nước mình. Đã có một số e ngại về việc robot phạm sai lầm và gây hậu quả thảm khốc.

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?
Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

VOV.VN - Siêu tiêm kích tàng hình F-35 được mệnh danh là "kẻ thay đổi cuộc chơi", tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết.

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

VOV.VN - Siêu tiêm kích tàng hình F-35 được mệnh danh là "kẻ thay đổi cuộc chơi", tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết.