Sự khác biệt chính giữa tiêm kích thế hệ thứ 5 và thứ 6

VOV.VN - Trong hành trình không ngừng nghỉ của ngành hàng không quân sự, quá trình chuyển đổi từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sang thế hệ thứ 6 là sự thay đổi về chất nhằm đạt được sự thống trị trên không.

Khi các cường quốc toàn cầu cạnh tranh để đưa những máy bay tiên tiến này vào sử dụng, việc hiểu được những khác biệt cốt lõi giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và thứ 6 sẽ mang đến những hiểu biết sâu sắc về tương lai của không chiến. Cụ thể, sự khác biệt chính giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và thứ 6:

1. Khả năng cốt lõi

Các máy bay như F-22 Raptor, F-35 Lightning II, Su-57 Felon và J-20 Mighty Dragon là ví dụ điển hình cho máy bay thế hệ thứ 5. Chúng sở hữu công nghệ tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng siêu hành trình và hợp nhất cảm biến. Các nhà chế tạo tập trung vào khả năng giảm tiết diện radar (RCS), lấy chiến tranh mạng và nhận thức tình huống tiên tiến làm trung tâm.

Các máy bay thế hệ thứ 6 kế tục các khả năng của máy bay thế hệ thứ 5, tích hợp các công nghệ tiên tiến như ra quyết định do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển, hoạt động không người lái tùy chọn, vũ khí năng lượng định hướng; máy bay không người lái bay theo đàn và trang bị hệ thống tác chiến điện tử (EW) tiên tiến nhằm mục đích thống trị các môi trường cạnh tranh.

2. Tàng hình được định nghĩa lại

Thế hệ thứ 5 dựa nhiều vào khả năng tàng hình thụ động – cấu hình và vật liệu giúp giảm RCS. Còn máy bay thế hệ thứ 6 sở hữu tàng hình chủ động với các công nghệ như ngụy trang thích ứng, điều tiết tín hiệu và tàng hình điện tử để đánh lừa các cảm biến đa phổ.

3. Tự chủ trong chiến đấu

Đối với máy bay thế hệ thứ 5, phi công đóng vai trò trung tâm trong việc ra quyết định mặc dù được hỗ trợ bởi hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Với máy bay thế hệ thứ 6, AI cho phép thực hiện các nhiệm vụ bán tự động hoặc hoàn toàn tự động, giảm đáng kể gánh nặng ra quyết định cho phi công. Điều này bao gồm phân tích mối đe dọa do AI điều khiển, nhắm mục tiêu và các biện pháp đối phó điện tử.

4. Phối hợp có người lái - không người lái (MUM-T)

Các máy bay thế hệ thứ 5 tích hợp hạn chế hoặc thử nghiệm máy bay không người lái cho các vai trò phụ trợ. Còn máy bay thế hệ thứ 6 là sự hợp tác toàn diện giữa máy bay có người lái và máy bay không người lái yểm trợ, cho phép phối hợp tấn công và mở rộng khả năng nhiệm vụ.

5. Hệ thống vũ khí

Các máy bay thế hệ thứ 5 chủ yếu sử dụng vũ khí động học tiên tiến như tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR) và đạn dẫn đường chính xác. Máy bay thế hệ thứ 6 sử dụng vũ khí năng lượng định hướng (DEW) như tia laser năng lượng cao và vi sóng, cũng như tên lửa siêu thanh và các biện pháp đối phó chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) tiên tiến.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 trên thế giới

Nhằm mục đích xác định lại sức mạnh không quân trong thế kỷ 21, một số quốc gia đã tham gia cuộc đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Chương trình Thế hệ thống trị trên không tiếp theo (NGAD) của Không quân Mỹ là một nền tảng đa chức năng tập trung vào thiết kế mô-đun, tích hợp DEW, tận dụng khả năng tàng hình và AI tiên tiến. Dự kiến ​​sẽ thay thế F-22, NGAD có khả năng sẽ dẫn đầu nhóm máy bay thế hệ thứ 6. Còn Chương trình F/A-XX của Hải quân Mỹ tập trung vào ưu thế trên biển, bổ sung cho NGAD và có thể triển khai trên tàu sân bay.

Ở châu Âu, Hệ thống không chiến tương lai (FCAS) - một sáng kiến ​​của Pháp-Đức-Tây Ban Nha, kết hợp máy bay chiến đấu có người lái với máy bay không người lái tự động để thống trị trên không toàn diện. Chương trình Tempest do Vương quốc Anh dẫn đầu hợp tác với Italy và Thụy Điển, chú trọng MUM-T, thiết kế mô-đun và khả năng EW tiên tiến.

Trung Quốc cũng quan tâm phát triển máy bay thế hệ thứ 6 với các dự án vượt ra ngoài J-20. Mặc dù được giữ bí mật, nhưng tiến trình của nước này cho thấy tham vọng cạnh tranh với những tiến bộ trong ngành hàng không vũ trụ của phương Tây. Còn ở Nga, chương trình PAK DP (MiG-41) được quảng cáo là nền tảng thế hệ thứ 6 với tốc độ siêu thanh và khả năng đánh chặn tiên tiến trong không gian.

Thách thức và tương lai

Bước nhảy vọt lên máy bay thế hệ thứ 6 không chỉ là cải tiến các công nghệ riêng lẻ mà còn tích hợp chúng thành một nền tảng đa miền gắn kết, hoạt động nhịp nhàng. Các thách thức bao gồm: phát triển các hệ thống AI mạnh để tự chủ trong chiến đấu; tạo ra khả năng tàng hình cao trước các hệ thống phát hiện thế hệ tiếp theo; cân bằng chi phí với khả năng mở rộng sản xuất.

Khi các cường quốc chạy đua để thống trị bầu trời, sự xuất hiện của các nền tảng thế hệ thứ 6 thực sự sẽ xác định lại không chỉ ưu thế trên không mà còn cả quyền lực toàn cầu. Kỷ nguyên của máy bay thế hệ thứ 6 báo hiệu sự khởi đầu của một chiến trường mới - nơi thống trị của những cỗ máy có khả năng suy nghĩ, thích nghi và chiến đấu với sự tinh vi chưa từng có.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine sẽ làm gì để cứu máy bay quân sự trước các đòn tập kích của Nga?
Ukraine sẽ làm gì để cứu máy bay quân sự trước các đòn tập kích của Nga?

VOV.VN - Trong nhiều tháng qua và đặc biệt những tuần gần đây, đội máy bay quân sự của Ukraine thiệt hại nặng ngay khi đang… đậu trên mặt đất và bị Nga tập kích bằng tên lửa và UAV. Ukraine đứng trước sức ép phải tìm ra giải pháp bảo vệ những chiếc máy bay còn lại.

Ukraine sẽ làm gì để cứu máy bay quân sự trước các đòn tập kích của Nga?

Ukraine sẽ làm gì để cứu máy bay quân sự trước các đòn tập kích của Nga?

VOV.VN - Trong nhiều tháng qua và đặc biệt những tuần gần đây, đội máy bay quân sự của Ukraine thiệt hại nặng ngay khi đang… đậu trên mặt đất và bị Nga tập kích bằng tên lửa và UAV. Ukraine đứng trước sức ép phải tìm ra giải pháp bảo vệ những chiếc máy bay còn lại.

Tàu ngầm hạt nhân tàng hình mới của Nga khiến phương Tây e sợ thế nào?
Tàu ngầm hạt nhân tàng hình mới của Nga khiến phương Tây e sợ thế nào?

VOV.VN - Một tờ báo Anh vừa bất ngờ phát hiện ra rằng hóa ra Nga có những vũ khí mới với khả năng gây ra cho đối phương những sự tàn phá khủng khiếp chưa được biết đến - đó là một mẫu tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M với năng lực tàng hình.

Tàu ngầm hạt nhân tàng hình mới của Nga khiến phương Tây e sợ thế nào?

Tàu ngầm hạt nhân tàng hình mới của Nga khiến phương Tây e sợ thế nào?

VOV.VN - Một tờ báo Anh vừa bất ngờ phát hiện ra rằng hóa ra Nga có những vũ khí mới với khả năng gây ra cho đối phương những sự tàn phá khủng khiếp chưa được biết đến - đó là một mẫu tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M với năng lực tàng hình.

Nga đe dọa trả đũa phương Tây sau khi Ukraine lại tập kích bằng ATACMS
Nga đe dọa trả đũa phương Tây sau khi Ukraine lại tập kích bằng ATACMS

VOV.VN - Nga vừa khẳng định sẽ trả đũa cả Ukraine lẫn phương Tây sau khi Moscow tuyên bố Kiev hôm 3/1/2025 đã phóng tên lửa tầm xa ATACMS vào tỉnh Belgorod của Nga.

Nga đe dọa trả đũa phương Tây sau khi Ukraine lại tập kích bằng ATACMS

Nga đe dọa trả đũa phương Tây sau khi Ukraine lại tập kích bằng ATACMS

VOV.VN - Nga vừa khẳng định sẽ trả đũa cả Ukraine lẫn phương Tây sau khi Moscow tuyên bố Kiev hôm 3/1/2025 đã phóng tên lửa tầm xa ATACMS vào tỉnh Belgorod của Nga.