Tiêm kích F-22- “ác mộng” của tên lửa HQ-9 Trung Quốc đưa ra Hoàng Sa

VOV.VN- Nếu xảy ra xung đột, tiêm kích F-22 của Mỹ thừa sức khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Hongqi-9 (HQ-9) của Trung Quốc “phải câm lặng”.

Nhận định trên được tạp chí National Interest của Mỹ đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông gia tăng sau khi Trung Quốc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này chiếm đóng trái phép.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Hongqi-9 của Trung Quốc. Ảnh Reuters

Hongqi-9 mạnh thực sự?

HQ-9 được coi là loại tên lửa cực mạnh với những tính năng “lai” giữa Almaz Antey S-300 của Nga (NATO gọi là SA-10 Growler) và MIM-104 Patriot của Mỹ- mà Trung Quốc mua từ Israel về để nghiên cứu.

Ngoài ra, HQ-9 cũng sở hữu những tính năng mà hầu hết các hệ thống tên lửa đất đối không của cả Mỹ và Nga đều không có- ví dụ như hệ thống quét radar điện tử chủ động.

Một hệ thống HQ-9 có thể tiêu diệt cùng lúc 6 mục tiêu ở khoảng cách gần 200km ở độ cao tối đa 27km. Hơn thế nữa, một số phiên bản của HQ-9 có khả năng đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách gần 250km. Nói cách khác, HQ-9 hoàn toàn có thể tạo ra một “vùng cấm bay” đối với mọi loại máy bay trong bán kính hoạt động của hệ thống này.

Chưa thể so bì với F-22 Raptor dù chưa nâng cấp

Các chuyên gia nhận định, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ thực sự là đối trọng với HQ-9. Dù thường được coi là một chiến đấu cơ “bất khả chiến bại” trên không, F-22 Raptor vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình khi tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.

Chiến đấu cơ đa nhiệm F-22 Raptor của Mỹ đang thể hiện được sức mạnh của mình ở cả trên không và trên bộ. Ảnh Không quân Mỹ

Trên thực tế, trong những năm gần đây, không chỉ đảm nhiệm việc hộ tống trên không cho siêu máy bay ném bom tàng hình Northrop Grumman B-2, F-22 Raptor còn đảm nhiệm việc “dọn dẹp dưới đất” bởi khả năng tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Trong các chiến dịch gần đây tại Iraq và Syria, các cảm biến cực mạnh của F-22 Raptor đã giúp máy bay này đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát và thậm chí là điều phối và kiểm soát tình hình.

Không quân Mỹ đã điều các chiến đấu cơ F-22 Raptor thuộc Phi đội số 3 từ Căn cứ Chung Elmendorf-Richardson tại Alaska đến 2 nước nói trên. Các máy bay F-22 của Phi đội số 3 này thuộc diện những máy bay sẽ được nâng cấp đầu tiên theo chương trình cải tiến mang tên Increment 3.2A.

F-22 Raptor đã nâng cấp: Như hổ thêm cánh

Theo chương trình nâng cấp này, các máy bay F-22 Raptor sẽ được cải tiến về hệ thống radar, khả năng xác định vị trí mục tiêu và độ chính xác khi rải bom ở phạm vi hẹp. Ngoài ra, F-22 Raptor cũng sẽ được nâng cấp đáng kể khả năng nhận diện đối phương.

Hiện vẫn chưa rõ các máy bay F-22 Raptor hiện đang được Mỹ sử dụng đã được chạy bản nâng cấp phần mềm số 5 được tung ra hồi tháng 10/2015 hay chưa.

Nếu được nâng cấp, các máy bay này sẽ có khả năng phóng các loại tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM cũng như được trang bị hệ thống tự động né tránh các tên lửa tấn công từ dưới mặt đất.

Ngoài ra, bản nâng cấp phần mềm số 5 sẽ cho phép các phi công lái F-22 Raptor có thể phóng tên lửa AIM-9X Sidewinder chỉ bằng cách sử dụng thiết bị điện tử gắn trên mũ của mình (tên lửa AIM-120D AMRAAM cũng có thể được phóng theo cách nói trên từ bản nâng cấp phần mềm số 4).

Việc tích hợp đầy đủ hệ thống điều khiển cho các tên lửa AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM sẽ được hoàn thành vào năm 2018 cùng với hệ thống định vị tối tân sau bản nâng cấp mang tên Increment 3.2B. Hệ thống định vị này được cho là sẽ trở thành “sát thủ” của các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, S-400 và HQ-9.

Theo đó, các radar và hệ thống định vị hiện đại của F-22 Raptor có thể nhanh chóng phát định các hệ thống phòng thủ tên lửa có tính cơ động cao và có thể tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa này rồi thoát ra ngoài một cách dễ dàng nhờ khả năng tàng hình và tốc độ “xé gió” của mình.

Trên thực tế, F-22 Raptor có thể duy trì tốc độc Mach 1,8+ (hơn 2.200km/h) mà không dùng đến buồng đốt phụ. Ngay cả khi phải “lộ diện” trên radar của đối phương, F-22 Raptor cũng chỉ để lại những “một đốm cực nhỏ” và cực kỳ khó theo dõi.

Điều này có nghĩa là, F-22 Raptor hoàn toàn có thể áp sát các địa điểm đặt HQ-9 và dội bom dẫn đường bằng vệ tinh vào hệ thống phòng thru tên lửa này mà hầu như không để lại dấu vết gì.

Việc Trung Quốc điều hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm có thể giúp nước này “chèn ép” lực lượng Không quân của các nước láng giềng. Tuy nhiên, việc máy bay F-22 Raptor của Mỹ sắp đến khu vực đồng nghĩa với việc Không quân Mỹ vẫn sẽ hoàn toàn nắm quyền chủ động để đảm bảo tự do hàng không ở Biển Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 tới châu Âu
Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 tới châu Âu

VOV.VN - Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ Deborah James ngày 25/6 cho biết, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu F-22 để hỗ trợ NATO tại Đông Âu. 

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 tới châu Âu

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 tới châu Âu

VOV.VN - Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ Deborah James ngày 25/6 cho biết, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu F-22 để hỗ trợ NATO tại Đông Âu. 

Máy bay F-22 Mỹ ngăn chặn oanh tạc cơ Tu-95 của Nga
Máy bay F-22 Mỹ ngăn chặn oanh tạc cơ Tu-95 của Nga

VOV.VN- Dù 2 máy bay TU-95 của Nga chưa xâm phạm không phận Mỹ, phía Mỹ đã điều 2 máy bay chiến đấu F-22 để ngăn chặn.

Máy bay F-22 Mỹ ngăn chặn oanh tạc cơ Tu-95 của Nga

Máy bay F-22 Mỹ ngăn chặn oanh tạc cơ Tu-95 của Nga

VOV.VN- Dù 2 máy bay TU-95 của Nga chưa xâm phạm không phận Mỹ, phía Mỹ đã điều 2 máy bay chiến đấu F-22 để ngăn chặn.

Mỹ “đốt tiền” để duy trì siêu máy bay F-22 ở châu Âu
Mỹ “đốt tiền” để duy trì siêu máy bay F-22 ở châu Âu

VOV.VN - Máy bay Raptor F-22 có giá 150 triệu, nếu tính chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thì giá đội lên mức khủng 350 triệu USD.

Mỹ “đốt tiền” để duy trì siêu máy bay F-22 ở châu Âu

Mỹ “đốt tiền” để duy trì siêu máy bay F-22 ở châu Âu

VOV.VN - Máy bay Raptor F-22 có giá 150 triệu, nếu tính chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thì giá đội lên mức khủng 350 triệu USD.

Hình ảnh chiến đấu cơ F-22 Raptors xuất hiện ở "sân sau" của Nga
Hình ảnh chiến đấu cơ F-22 Raptors xuất hiện ở "sân sau" của Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của hai chiếc F-22 Raptors đến Estonia được cho là thể hiện sự đoàn kết của Mỹ với các đồng minh NATO.

Hình ảnh chiến đấu cơ F-22 Raptors xuất hiện ở "sân sau" của Nga

Hình ảnh chiến đấu cơ F-22 Raptors xuất hiện ở "sân sau" của Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của hai chiếc F-22 Raptors đến Estonia được cho là thể hiện sự đoàn kết của Mỹ với các đồng minh NATO.