UAV và tên lửa giá rẻ sẽ kết thúc kỷ nguyên tàu sân bay?

VOV.VN - Những chiếc tàu sân bay đang dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, trước sự xuất hiện của những vũ khí đơn giản, tinh vi và giá rẻ trên thế giới hiện nay như UAV.

Khả năng tồn tại của tàu sân bay - biểu tượng sức mạnh Hải quân Mỹ, đang bị nghi vấn do tiến bộ công nghệ chống hạm như UAV (máy bay không người lái) và tên lửa.

Những con tàu khổng lồ này ngày càng dễ bị tấn công bằng các biện pháp tinh vi và rẻ tiền, đặc biệt là từ các đối thủ như Trung Quốc. Trong xung đột, việc mất một tàu sân bay sẽ là một đòn chiến lược và gây tác động tâm lý. Nếu tàu sân bay trở nên lỗi thời, Hải quân Mỹ có thể chuyển sang các tàu chiến có khả năng tàng hình, nhanh nhẹn hơn như tàu ngầm và tàu khu trục để duy trì sự thống trị của mình.

Tàu sân bay dần lỗi thời?

Tàu sân bay từ lâu đã được xem như biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ nói riêng và quân đội Mỹ nói chung. Tuy nhiên, công nghệ chống hạm ngày càng phát triển, với sự ra đời của máy bay không người lái và tên lửa, điều này đã và đang đặt ra những thách thức mới cho khả năng tồn tại của tàu sân bay trong tương lai.

Những chiếc tàu sân bay đắt tiền này ngày càng dễ bị tổn thương trước các biện pháp tấn công rẻ tiền của các lực lượng thù địch. Bên cạnh những khoản đầu tư đáng kể vào các lớp tàu sân bay mới, Hải quân Mỹ cũng đang tìm kiếm và phát triển những loại tàu chiến mới.

Tàu sân bay đã góp phần định hình sức mạnh của hải quân Mỹ cho đến ngày nay. Nhưng nếu tàu sân bay trở nên lỗi thời, hải quân Mỹ buộc phải tìm những phương tiện mới để thay thế, nhằm duy trì sự thống trị của mình trên toàn cầu.

Tại sao kỷ nguyên tàu sân bay có thể kết thúc?

Một số chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của tàu sân bay trong môi trường chiến đấu hiện đại.

Nhờ những tiến bộ gần đây trong công nghệ chống hạm, nhiều thiết bị có công nghệ thấp và tương đối rẻ có thể được sử dụng để ngăn chặn hoặc thậm chí phá hủy các tàu chiến tiên tiến. Ví dụ, những chiếc máy bay không người lái được lực lượng Houthi triển khai theo bầy đàn, đã gây ra nhiều khó khăn cho các tàu chiến hiện đại và đắt tiền của Mỹ ngoài khơi bờ biển Yemen.

Bên cạnh đó, các loại tên lửa chống hạm ngày càng tiên tiến, có khả năng nhắm mục tiêu và phá hủy các tàu sân bay từ xa.

Theo các chuyên gia quân sự, tàu sân bay là mục tiêu lớn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo nghĩa đen, tàu sân bay là một con tàu khổng lồ, với chiều dài hơn 300 m, có tới 5.000 nhân viên làm việc và mang theo khoảng 100 máy bay chiến đấu.

Theo nghĩa bóng, tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh hải quân và là niềm tự hào của một quốc gia. Việc đánh chìm một tàu sân bay hiện đại sẽ là một chiến thắng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy mà tàu sân bay luôn là một mục tiêu rất hấp dẫn. 

Trong một cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai với Trung Quốc, Mỹ sẽ phụ thuộc vào các tàu sân bay để triển khai sức mạnh không quân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng kho tên lửa chống hạm khổng lồ, cùng với hạm đội tàu ngầm, tàu sân bay và tàu nổi để nhắm vào các tàu sân bay của Mỹ.

Các chuyên gia suy đoán rằng, việc mất dù chỉ một tàu sân bay cũng sẽ là đòn giáng mạnh vào mọi nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Đặc biệt, công chúng Mỹ sẽ rất sốc khi biết con số thương vong trên một tàu sân bay bị tấn công, nó có thể cao gấp đôi số người thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9.

Thay thế tàu sân bay?

Hiện tại, hải quân Mỹ đã đầu tư đáng kể nguồn lực vào đội tàu sân bay của mình. Trong khi đó, việc thay thế tàu sân bay sẽ là một quá trình phức tạp và cần nhiều thời gian. Nhưng nếu những chiếc tàu sân bay lỗi thời và không còn phù hợp với điều kiện tác chiến trong chiến trường tương lai thì Hải quân Mỹ cũng cần có những điều chỉnh phù hợp. 

Sự điều chỉnh này được cho là hướng đến các phát triển các lớp tàu chiến nhỏ hơn, linh hoạt và tàng hình hơn. Có thể Hải quân Mỹ sẽ đóng nhiều tàu ngầm hoặc tàu khu trục hơn, những tàu mà kẻ thù khó có thể nhắm mục tiêu bằng máy bay không người lái và tên lửa chống hạm. 

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn đang đặt niềm tin rất lớn vào hạm đội tàu sân bay. Đó là lý do tại sao họ thoải mái đầu tư 13 tỷ USD để đóng một chiếc tàu sân bay lớp Ford hoàn toàn mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ
Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen vừa ra tuyên bố khẳng định nhóm này đã tấn công tàu sân bay USS Dwight.D Eisenhower của Mỹ trên Biển Đỏ. Cuộc tấn công nhằm đáp trả loạt cuộc không kích đẫm máu của liên quân Mỹ-Anh vào Yemen đêm 30/5 khiến hàng chục người thương vong.

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ trên Biển Đỏ

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen vừa ra tuyên bố khẳng định nhóm này đã tấn công tàu sân bay USS Dwight.D Eisenhower của Mỹ trên Biển Đỏ. Cuộc tấn công nhằm đáp trả loạt cuộc không kích đẫm máu của liên quân Mỹ-Anh vào Yemen đêm 30/5 khiến hàng chục người thương vong.

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có chuyến ra khơi đầu tiên
Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có chuyến ra khơi đầu tiên

VOV.VN - Sáng nay (1/5), tàu sân bay thứ ba mang tên Phúc Kiến của Trung Quốc đã rời bến của nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải để tiến hành thử nghiệm chuyến ra khơi đầu tiên đến vùng biển liên quan.

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có chuyến ra khơi đầu tiên

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có chuyến ra khơi đầu tiên

VOV.VN - Sáng nay (1/5), tàu sân bay thứ ba mang tên Phúc Kiến của Trung Quốc đã rời bến của nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải để tiến hành thử nghiệm chuyến ra khơi đầu tiên đến vùng biển liên quan.

Tàu sân bay Mỹ được triển khai tới Địa Trung Hải, sẵn sàng lập vùng cấm bay ở Ukraine
Tàu sân bay Mỹ được triển khai tới Địa Trung Hải, sẵn sàng lập vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm USS Truman đã được triển khai tới Địa Trung Hải. Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro tuyên bố sứ mệnh của nhóm tàu này là "răn đe" Nga và sẵn sàng lập 1 vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine nếu nhận được lệnh như vậy do Tổng thống Mỹ Biden ban ra.

Tàu sân bay Mỹ được triển khai tới Địa Trung Hải, sẵn sàng lập vùng cấm bay ở Ukraine

Tàu sân bay Mỹ được triển khai tới Địa Trung Hải, sẵn sàng lập vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm USS Truman đã được triển khai tới Địa Trung Hải. Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro tuyên bố sứ mệnh của nhóm tàu này là "răn đe" Nga và sẵn sàng lập 1 vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine nếu nhận được lệnh như vậy do Tổng thống Mỹ Biden ban ra.