Uy lực loại vũ khí của Nga là mối đe dọa với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

VOV.VN - Avangard là phương tiện bay siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do Nga phát triển. Đây là một trong 6 vũ khí chiến lược trong kho vũ khí của Moscow. Tổng thống Putin tuyên bố Avangard sẽ khiến các khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ vào việc tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa trở nên lãng phí.

Tổng thống Putin nói về Avangard

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga ngày 13/3, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga “tiên tiến và hiện đại” hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời nhấn mạnh Moscow sẽ không bao giờ sử dụng những vũ khí này trừ khi có mối đe dọa đối với sự tồn vong của đất nước.

“Chỉ có chúng tôi và Mỹ mới thực sự có những bộ ba như vậy. Và chúng tôi đã tiến bộ nhiều hơn”, ông Putin nói.

Bộ ba hạt nhân của Nga bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.

Nhà lãnh đạo Nga nói rằng phương tiện bay siêu thanh Avangard có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ khiến các khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ vào việc tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa trở nên vô nghĩa.

“Nếu tính toán chi phí sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ, một trong những nhân tố chính có thể vượt qua các hệ thống đó mà chúng tôi có là Avangard, một phương tiện lượn siêu vượt âm. Vì vậy, không thể so sánh về ngân sách. Về cơ bản, chúng tôi đã vô hiệu hóa mọi thứ họ đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa”, Tổng thống Putin cho biết, khi nhận xét về sự đầu tư của Mỹ cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo ông Putin, kinh nghiệm phát triển phương tiện bay Avangard cho thấy hướng đi mà Nga nên tiếp tục theo đuổi trong lĩnh vực vũ khí chiến lược.

Sức mạnh đáng gờm của phương tiện bay siêu thanh Avangard

Phương tiện bay siêu thanh Avangard được Tổng thống Putin giới thiệu vào năm 2018 và được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019. Năm 2018, ông Putin tuyên bố Avangard là phản ứng của Nga trước việc Mỹ phát triển thế hệ vũ khí và hệ thống phòng thủ tên lửa mới.

Đây là một phương tiện bay siêu thanh có khả năng cơ động, tốc độ nhanh, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được thiết kế để xuyên thủng tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và trong tương lai.

Được đẩy lên quỹ đạo bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng R-36 và RS-28 Sarmat, Avangard có thể tăng tốc tới tốc độ lên tới Mach 27 (32.200 km) ở khoảng cách gần. Tốc độ của Avangard sẽ giảm dần xuống Mach 15-20 (18.500-23.000 km) khi trở lại khí quyển và tiếp cận mục tiêu.

Các quan chức Nga cho biết Avangard có thể được lắp đặt trên tên lửa RS-28 Sarmat của nước này với tầm bắn lên tới hơn 17.700km. Các đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thông thường có đường đi dễ đoán nên dễ bị đánh chặn nhưng Avangard có thể thay đổi hướng đi.

Phương tiện lượn siêu vượt âm này có tầm hoạt động độc lập hơn 6.000 km và sức nổ từ 0,8 đến 2 megaton. Ở chế độ thông thường, Avangard sử dụng động năng cực lớn, với tốc độ cao để phá hủy một loạt mục tiêu chiến lược.

Cùng với khả năng cơ động và tốc độ, tính năng lượn đặc biệt và khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 2.000 độ C của loại vũ khí này là một yếu tố khác khiến việc phòng thủ trước Avangard về cơ bản là không thể thực hiện. Nhiệt độ cao của Avangard đang bay giúp đơn giản hóa việc phát hiện nó bằng các cảm biến hồng ngoại đặt trên quỹ đạo.

“Avangard thực tế được bao phủ bởi plasma khi bay và plasma hấp thụ các tia điện từ, do đó làm cho phương tiện siêu thanh này trở nên vô hình trước radar. Nhờ động năng cao, Avangard có thể tiêu diệt mục tiêu mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là một công cụ độc đáo và cho đến nay chưa có quốc gia nào trên thế giới phát triển ra loại vũ khí như vậy”, Yury Knutov, nhà sử học quân sự và nhà bình luận chính trị Nga, nhận định với Sputnik.

Được gắn vào tên lửa có tầm bay từ 15.200 - 18.000 km, Avangard có thể tấn công bất kỳ địa điểm nào trên Trái đất. Tên lửa Sarmat có thể mang theo tới 20 phương tiện lượn siêu thanh Avangard.

Văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga dẫn đầu quá trình phát triển Avangard. Vào năm 2020, Tổng thống Putin đã so sánh thành công của Mashinostroyenia trong việc tạo ra Avangard với việc Liên Xô chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1949.

NPO Mashinostroyenia đã tạo ra tiền thân của chương trình Avangard vào những năm 1980, với dự án tuyệt mật có tên “Dự án 4202”, được phát triển vào năm 1987. Dự án đã bị đình trệ vào đầu những năm 1990 do mối quan hệ Nga – Mỹ bớt căng thẳng và sau đó là do những khó khăn tài chính liên quan đến việc Liên Xô tan rã.

Nga đã nối lại hoạt động này trong các dự án phòng thủ chống tên vào đầu những năm 2000, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) và bắt đầu triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

“Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM vào năm 2002 đã buộc Nga phải bắt đầu phát triển vũ khí siêu thanh. Chúng tôi phải tạo ra những loại vũ khí này để đáp lại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ, hệ thống có thể vô hiệu hóa và khiến toàn bộ tiềm năng hạt nhân của chúng tôi trở nên lỗi thời”, Tổng thống Putin cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe tăng Challenger 2 tái xuất trên chiến trường Ukraine sau thời gian vắng bóng?
Xe tăng Challenger 2 tái xuất trên chiến trường Ukraine sau thời gian vắng bóng?

VOV.VN - Xe tăng Challenger 2 dường như đã xuất hiện trở lại trên chiến trường Ukraine sau thời gian “vắng bóng”.

Xe tăng Challenger 2 tái xuất trên chiến trường Ukraine sau thời gian vắng bóng?

Xe tăng Challenger 2 tái xuất trên chiến trường Ukraine sau thời gian vắng bóng?

VOV.VN - Xe tăng Challenger 2 dường như đã xuất hiện trở lại trên chiến trường Ukraine sau thời gian “vắng bóng”.

Lý do Nga chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine
Lý do Nga chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine

VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới hiện đã phục vụ trong quân đội Nga nhưng chưa được đưa vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine.

Lý do Nga chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine

Lý do Nga chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine

VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới hiện đã phục vụ trong quân đội Nga nhưng chưa được đưa vào chiến đấu trực tiếp ở Ukraine.

Nguyên nhân xe tăng Abrams liên tục bị hạ gục trên chiến trường Ukraine
Nguyên nhân xe tăng Abrams liên tục bị hạ gục trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Ukraine đã mất 2 trong số 31 chiếc xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp vào mùa thu năm ngoái. Nhà quan sát quân sự Alexei Leonkov cho rằng, Nga có thể nhắm mục tiêu vào số xe tăng chiến đấu chủ lực còn lại do Mỹ gửi cho Ukraine nếu chúng tiếp tục được triển khai ở các khu vực tiền tuyến.

Nguyên nhân xe tăng Abrams liên tục bị hạ gục trên chiến trường Ukraine

Nguyên nhân xe tăng Abrams liên tục bị hạ gục trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Ukraine đã mất 2 trong số 31 chiếc xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp vào mùa thu năm ngoái. Nhà quan sát quân sự Alexei Leonkov cho rằng, Nga có thể nhắm mục tiêu vào số xe tăng chiến đấu chủ lực còn lại do Mỹ gửi cho Ukraine nếu chúng tiếp tục được triển khai ở các khu vực tiền tuyến.