Ninh Thuận cần sớm thực hiện quy hoạch trung tâm giống thuỷ sản chất lượng cao

VOV.VN - Cùng với phát triển nghề nuôi tôm giống, hiện nay tại Ninh Thuận, nhiều sở đang mở rộng nuôi giống cá biển nhằm phục vụ nhu cầu cá giống chất lượng cao cho nghề nuôi cá lồng bè trên biển trong và ngoài tỉnh.

 

Việc làm này đang mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng mặt nước ven biển của các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Nam. Tuy nhiên, nếu không có quy hoạch bài bản cho vùng sản xuất giống thuỷ sản thì sẽ tạo xung đột cho ngành nghề khác.

Đa dạng sản xuất giống thuỷ sản

Gần 10 năm qua, Công ty TNHH tôm giống Châu Phi (Công ty Châu Phi) trụ sở tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận chủ yếu sản xuất các loại giống tôm (sú, thẻ chân trắng), mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 500 triệu con tôm giống. Gần đây, nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế biển, Công ty Châu Phi đang mở rộng sản xuất một số giống cá biển.

Ông Đào Văn Chương - Giám đốc Công ty Châu Phi cho biết, công ty đang nghiên cứu để sản xuất giống cá bớp, cá mú trân châu... để khai thác điều kiện tự nhiên ở vùng biển: “Thời tiết năng nóng quanh năm, thêm vào đó là điều kiện về nước biển, đường sá và vùng đất ở đây cũng rất thuận tiện cho việc phát triển nghề sản xuất giống thuỷ sản”.

Cũng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, một số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất thêm giống cá biển các loại. Anh Võ Đình Dũng – đại diện cơ sở sản xuất giống cá biển Dũng Đạt ở xã An Hải, huyện Ninh Phước cho biết, nhu cầu giống cá biển hiện nay rất cao. Lúc cao điểm, cơ sở này sản xuất cá giống ở tất cả 20 hồ với diện tích 2,5 ha, không còn hồ trống.

“Cá bớp này tầm 1 tháng, đến 1 tháng rưỡi nó lên khoảng 12 -13cm thì xuất được rồi. Như ao này 300 m2 nhốt được 2 vạn cá dưới 10 cm, còn lớn hơn nữa thì đưa ra ao lớn ngoài kia. Ở đây sản xuất giống cá mú, cá chim. Cá chim vào thời điểm đầu năm, cuối năm thì có trứng, còn bây giờ cá chim hết mùa, còn cá mú” - anh Võ Đình Dũng chia sẻ.

Hiện Ninh Thuận có 2 vùng sản xuất giống thuỷ sản tập trung ở xã An Hải của huyện Ninh Phước, xã Nhơn Hải của huyện Ninh Hải và một số khu vực sản xuất rải rác ở huyện Thuận Nam với hàng trăm cơ sở đang hoạt động. Riêng tại vùng sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải có gần 140 cơ sở sản xuất giống thủy sản đang hoạt động (chủ yếu là tôm giống) với tổng diện tích 125 ha. Vùng này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu.

Cần có quy hoạch cho vùng giống thuỷ sản

Tỉnh Ninh Thuận cũng đã có chủ trương quy hoạch 2 vùng sản xuất giống tập trung là xã An Hải (huyện Ninh Phước), xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải) thành trung tâm giống thuỷ sản chất lượng cao của cả nước, tuy nhiên việc triển khai rất chậm.

Ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, cả tỉnh có gần 540 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, trong đó tôm giống chiếm 70%. Quy hoạch vùng sản xuất giống thuỷ sản tập trung chậm dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, sản xuất trong các cơ sở nhỏ lẻ nên khó quản lý từ chất lượng con giống đến việc giải quyết rác thải, nước thải để không ảnh hưởng đến các ngành nghề khác.

“Trong giống thuỷ sản chúng ta có ốc hương, tu hài, tôm, cá…nhiều đối tượng khác nhau. Thế nhưng chúng ta chưa có quy hoạch cho từng đối tượng giống thuỷ sản. Giải quyết vấn đề nước thải đang xung đột nhiều lĩnh vực. Ví dụ, nếu lĩnh vực du lịch thì ảnh hưởng đến mỹ quan, còn lĩnh vực nông nghiệp trên cạn thì chúng ta bị nhiễm mặn” - ông Lê Văn Quê nói.

Trước mắt, ngoài việc nâng cao chất lượng con giống, ngành nông nghiệp Ninh Thuận tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng gắn với mở rộng quy mô diện tích vùng sản xuất giống thủy sản ở Nhơn Hải.

Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Chính việc chưa được đầu tư, việc xả thải, rác không được thu gom như ở vùng An Hải, ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến vùng nước ngầm hoặc vùng nước ven bờ mà chính bà con nuôi tôm phải lấy vào để sản xuất tôm. Vừa rồi ngành cũng có đề xuất đưa Nhơn Hải vào vùng quy hoạch sản xuất tôm giống, rất mong trong tương lai được quan tâm vùng này và được đầu tư kết cấu hạ tầng như vùng An Hải”.

Trong tháng 10/2022 tổng sản lượng giống thuỷ sản mà các cơ sở sản xuất của tỉnh Ninh Thuận cung cấp đạt 1,58 tỷ con, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng, số lượng giống thủy sản sản xuất ước đạt 33,13 tỷ con, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 100 km cùng hệ thống đầm, vịnh, ao đìa đa dạng, Ninh Thuận rất thuận lợi để phát triển nghề sản xuất giống thuỷ sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tận dụng "mỏ vàng" phụ phẩm thủy sản
Tận dụng "mỏ vàng" phụ phẩm thủy sản

VOV.VN - Giá trị của nguồn phụ phẩm từ thủy sản được những người làm trong ngành ví là “mỏ vàng”, có thể đem về nguồn thu tỷ đô. Một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được “mỏ vàng” này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Tận dụng "mỏ vàng" phụ phẩm thủy sản

Tận dụng "mỏ vàng" phụ phẩm thủy sản

VOV.VN - Giá trị của nguồn phụ phẩm từ thủy sản được những người làm trong ngành ví là “mỏ vàng”, có thể đem về nguồn thu tỷ đô. Một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được “mỏ vàng” này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Tìm giải pháp nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững
Tìm giải pháp nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững

VOV.VN - Sáng nay (3/11), Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo quốc gia "Nuôi biển Việt Nam" năm 2022.

Tìm giải pháp nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững

Tìm giải pháp nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững

VOV.VN - Sáng nay (3/11), Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo quốc gia "Nuôi biển Việt Nam" năm 2022.

Chung tay gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản
Chung tay gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản

VOV.VN - Trong thời gian ngắn, hàng loạt các giải pháp khắc phục hạn chế trong khai thác đã và đang giúp Quảng Ninh có bước tiến đáng kể trong thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chung tay cùng cả nước sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC).

Chung tay gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản

Chung tay gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản

VOV.VN - Trong thời gian ngắn, hàng loạt các giải pháp khắc phục hạn chế trong khai thác đã và đang giúp Quảng Ninh có bước tiến đáng kể trong thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chung tay cùng cả nước sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC).