10 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo bạn có thể bị suy tim nặng
Thứ Năm, 06:35, 14/12/2017
VOV.VN - Khi trái tim yếu, nó sẽ gửi các dấu hiệu cảnh báo đến cho bạn. Nhận biết đúng những triệu chứng suy tim kịp thời sẽ cứu sống bạn.
Khó thở: Suy tim ứ huyết là một tình trạng trong đó tim bơm máu không hiệu quả và máu chảy ra từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể nhận ra là bạn đang bị hụt hơi khi làm những việc bình thường hàng ngày hoặc những việc vặt. Theo Gregg Fonarow, người phát ngôn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bác sĩ tim mạch và đồng chủ tịch của khoa tim mạch của UCLA: "Khi trái tim bị suy yếu, máu tràn vào phổi làm cho khó thở...đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị suy tim". |
Giày của bạn không vừa: Sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô của cơ thể, được gọi là phù nề, gây ra sưng tấy và phổ biến nhất ở chân. Tiến sĩ Fonarow nói: "Mọi người có thể cảm thấy đôi giày của họ chặt hơn hoặc đôi tất tạo tạo đường hằn sâu trên mắt cá chân". |
Bạn đang ho và khò khè: Tiến sĩ Fonarow cho biết việc tích tụ chất lỏng cũng có thể làm ho. Ông giải thích: "Do triệu chứng này dễ dẫn đến chẩn đoán sai lầm như hen hay viêm phế quản nên chứng suy tim có thể nặng hơn. Ho nặng hơn vào ban đêm và khi nằm xuống có thể là dấu hiệu của chứng phù phổi cấp tính". |
Các hoạt động đơn giản như leo cầu thang hoặc hút bụi có thể khiến bạn cảm thấy ngượng ngùng và mệt mỏi. Khi trái tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách chuyển máu ra khỏi các cơ quan ít quan trọng hơn, đặc biệt là các bắp thịt ở chân tay. Tiến sĩ Fonarow cho biết triệu chứng này trở nên đặc biệt khó chịu đối với bệnh nhân: "Nó có thể làm suy nhược cơ thể và đó là những lý do khiến bạn luôn mệt mỏi". |
Bệnh dạ dày: Một số người nhận thấy sự thèm ăn hoặc buồn nôn do hệ thống tiêu hóa đang nhận ít máu hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến đau bụng. |
Tim của bạn phải làm việc nhiều hơn: Tiến sĩ Fonarow cho biết: "Nếu một số người kiểm tra nhịp tim, thấy nhịp tim tăng lên thì có thể họ bị sưng tim. Đó là vì trái tim đang làm việc chăm chỉ hơn để bù đắp cho khả năng bơm máu đang giảm". |
Tùy thuộc vào nguy cơ tiềm ẩn - có thể là tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tổn thương tim như suy tim có thể xảy ra theo những cách khác nhau. Tiến sĩ Fonarow nói: Đôi khi nó khó nhận biết và phát triển theo thời gian. Đây là những gì bạn nên biết về các cơn đau tim (trước khi bạn mắc nó). |
Bất cứ ai có nguy cơ bị suy tim đều phải đặc biệt cảnh giác nếu họ bắt đầu để ý những triệu chứng này. Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ (NHLBI) cho biết, các yếu tố nguy cơ bao gồm: Người trên 65 tuổi (cơ tim có thể bị yếu đi do lão hóa), thừa cân (tăng cân trong tim) và bị đau tim (tổn thương có thể làm suy yếu tim). Ở trẻ em, những người có dị tật tim bẩm sinh cũng có thể bị suy tim. |
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng suy tim mà không đi bác sĩ để được giúp đỡ, mọi thứ sẽ chỉ xấu đi vì trái tim suy yếu của bạn không thể có được sức mạnh ngay cả những hoạt động cơ bản nhất. Tỷ lệ sống sót với suy tim không được điều trị là tồi tệ hơn so với hầu hết các bệnh ung thư. Nếu không được điều trị đầy đủ, mọi người sẽ chỉ có thể sống trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán. |
Khi có các triệu chứng này bạn nên đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị đúng đắn. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn bởi thực tế là các triệu chứng này rất giống triệu chứng của các bệnh phổ biến khác như viêm phổi, viêm phế quản... nên khả năng chẩn đoán nhầm rất dễ xảy ra. |