7 loại thực phẩm bạn nên tránh trong kỳ nghỉ Tết

VOV.VN - Đó là các nguyên liệu sống có nguy cơ nhiễm vi sinh vật và gây các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng...

Một số loại thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín, các loại hải sản, sữa chưa diệt trùng... có thể gây ra một số bệnh tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Động vật có vỏ

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số động vật có vỏ sống và chưa nấu chín, chẳng hạn như hàu, trai và hến, có nguy cơ nhiễm vibriosis - một bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Hàu được nuôi trong môi trường không đảm bảo, hoặc quá trình sơ chế không vệ sinh… có thể nhiễm loại vi khuẩn Vibro khiến người ăn phải có thể tử vong.

Rau củ chưa nấu chín

Trong dịp Tết, nên chú ý không nên ăn các món salad được làm từ cà chua, hành tây, rau xà lách, ớt chuông, dưa chuột… thay vào đó chọn các loại trái cây và rau đã nấu chín.

Rau củ quả rất dễ bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, vi sinh vật gây bệnh. Do đó nên chọn các loại rau quả tươi với hình dáng nguyên vẹn, không bị dập nát, rau củ có màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ.

Để tránh ăn phải các loại rau quả bị phun chất kích thích, tồn dư chất bảo quản gây ngộ độc, nên mua thực phẩm ở những địa chỉ được kiểm soát an toàn thực phẩm và nấu chín khi ăn.

Sữa chưa tiệt trùng

Sữa là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh uống sữa tươi chưa được tiệt trùng. Lý do là, có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa tươi sống bao gồm pho mát mềm, kem và sữa chua như: Salmonella, Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E.coli, Listeria,…

Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ em, uống sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ cao nhiễm các loại vi khuẩn có hại có thể gây bệnh nghiêm trọng.

Uống nước đá có nguy cơ ngộ độc

Nên uống đồ uống ở nhiệt độ phòng, tránh đồ uống đông lạnh hoặc đồ pha trộn có đá. Nhiều người mắc bệnh tiêu chảy do E.coli không nhiễm bệnh từ thức ăn mà từ nguồn nước đá làm lạnh đồ uống của họ. Uống nước đá lạnh trong những ngày nhiệt độ xuống thấp còn có thể gây kích thích niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm họng, viêm đường hô hấp.

Thức ăn tự chọn

Nên hạn chế sử dụng những món ăn tự chọn đã để lâu ở nhiệt độ không phù hợp trong một khoảng thời gian dài. Mặc dù các vi khuẩn gây bệnh có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trong quá trình chế biến nhưng thực phẩm đã được nấu chín kỹ để ở nhiệt độ thường hoặc ấm có thể bị tái nhiễm vi khuẩn.

Sushi

Tránh tiêu thụ thịt, hải sản và gia cầm chưa nấu chín, tất cả đều là nơi chứa mầm bệnh từ thực phẩm có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm và hủy hoại kỳ nghỉ của bạn.  Khi thưởng thức sashimi hoặc sushi có chứa cá sống, cần lưu ý nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm bệnh là không ăn cá sống.

Rau mầm

Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm, đây là điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển. Rau mầm rất khó rửa sạch và là nơi sinh sản hoàn hảo cho các vi khuẩn như Salmonella vì chúng phát triển trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Những mầm đó cũng có thể chứa Listeria và E. Coli, những vi khuẩn này phát triển trong quá trình nảy mầm của rau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia “bật mí” kỹ năng chuẩn bị thực phẩm Tết
Chuyên gia “bật mí” kỹ năng chuẩn bị thực phẩm Tết

VOV.VN - Thời điểm này, các gia đình đang tất bật và rộn ràng chuẩn bị cho Tết. Chuyên gia ẩm thực Dương Văn Hùng- Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội đầu bếp Việt Nam bật mí cách chuẩn bị thực phẩm cho Tết một cách khoa học, hợp lý.

Chuyên gia “bật mí” kỹ năng chuẩn bị thực phẩm Tết

Chuyên gia “bật mí” kỹ năng chuẩn bị thực phẩm Tết

VOV.VN - Thời điểm này, các gia đình đang tất bật và rộn ràng chuẩn bị cho Tết. Chuyên gia ẩm thực Dương Văn Hùng- Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội đầu bếp Việt Nam bật mí cách chuẩn bị thực phẩm cho Tết một cách khoa học, hợp lý.

7 loại thực phẩm nên ăn khi bị loét dạ dày
7 loại thực phẩm nên ăn khi bị loét dạ dày

VOV.VN - Loét dạ dày là những tổn thương phát triển ở lớp niêm mạc khi sản xuất quá nhiều dịch axit. Bổ sung một số thực phẩm như táo, nha đam, chuối có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

7 loại thực phẩm nên ăn khi bị loét dạ dày

7 loại thực phẩm nên ăn khi bị loét dạ dày

VOV.VN - Loét dạ dày là những tổn thương phát triển ở lớp niêm mạc khi sản xuất quá nhiều dịch axit. Bổ sung một số thực phẩm như táo, nha đam, chuối có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thính lực
Những loại thực phẩm giúp tăng cường thính lực

VOV.VN - Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho thính lực mà bạn nên thường xuyên sử dụng.

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thính lực

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thính lực

VOV.VN - Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho thính lực mà bạn nên thường xuyên sử dụng.

Những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy
Những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy

VOV.VN - Cơ thể có xu hướng mất nước khi đổ bệnh. Dưới đây là những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy.

Những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy

Những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy

VOV.VN - Cơ thể có xu hướng mất nước khi đổ bệnh. Dưới đây là những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy.