Bác sĩ “mách” cách trị nấm kẽ chân sau mùa mưa lũ

VOV.VN - Nấm kẽ chân là bệnh dễ điều trị, có thể áp dụng phương pháp dân gian hoặc bôi các loại thuốc có bán sẵn. Mặc dù là bệnh dễ điều trị, nhưng nếu bạn chủ quan sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dần hình thành các vết loét lâu liền.

Sau mỗi cơn lũ lụt bên cạnh việc tái thiết lại cuộc sống, vấn đề về dịch bệnh cũng là một điều đáng lo ngại. Ngoài dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh đường tiêu hóa thì bệnh lí về da liễu cũng là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Bệnh nấm kẽ chân dễ gặp sau lũ

Theo TS.BS Lê Anh Tuấn, nguyên BS Da liễu BV Trung ương Quân đội 108, trong và sau bão lũ có 4 nhóm bệnh về da liễu thường gặp.

Nhóm bệnh thứ nhất là nhóm bệnh viêm da. Bệnh viêm da xảy ra khi tiếp xúc với các hóa chất. Trong bão lũ, các hóa chất, phân bón tan vào dòng nước, khi con người tiếp xúc sẽ gây nên tình trạng viêm da.

Nhóm bệnh thứ 2 là bệnh nhiễm trùng và nấm da. Xác động vật chết, phân rữa trong nước tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi nảy nở phát triển. Khi tiếp xúc với môi trường như vậy dễ nhiễm các bệnh lý về da.

Nhóm bệnh thứ 3 là chấn thương da. Bệnh xảy ra khi các loại côn trùng bị phá vỡ môi trường sống sẽ trở nên hung hãn và tấn công con người. Các loại côn trùng phổ biến là rắn, rết, kiến, ong….

Nhóm bệnh thứ 4 xảy ra trên cơ địa của những người mắc các bệnh về da mãn tính như vảy nến, viêm da cơ địa… Sau bão lũ tình trạng bệnh về da của nhóm người này nặng lên rất nhiều.

“Trong 4 nhóm bệnh da liễu có những bệnh thường hay mắc đó là nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Một bệnh thường gặp nhất là các bệnh về nấm như nấm ở kẽ chân và nấm toàn thân”, BS Tuấn cho biết.

Dấu hiệu nhận biết nấm kẽ chân là các kẽ chân nứt loét hoặc xuất hiện các bớt trắng. Khi bị nấm sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Điều trị nấm kẽ chân như thế nào?

Theo TS.BS Lê Anh Tuấn, khi bị nấm kẽ chân, nếu chưa mua thuốc kịp thời, chúng ta có thể áp dụng biện pháp dân gian đó là lấy lá trầu không vò nát và xát vào vùng bị ngứa. Kinh nghiệm ở một số người cho thấy, việc áp dụng cách này giúp giảm ngứa và nấm.

Ngoài ra, khi cuộc sống sau lũ dần ổn định, mọi người có thể đến hiệu thuốc để tìm mua các thuốc chống nấm dẫn xuất từ Clotrimazol, Ketoconazol để bôi trực tiếp lên vùng da ở kẽ chân mà không cần phải đến viện thăm khám, trừ những trường hợp bội nhiễm nặng. Chỉ cần khoảng 5-7 ngày, vùng da bị nấm sẽ trở lại bình thường.

“Mặc dù nấm là bệnh dễ điều trị, nhưng nếu bạn chủ quan không bôi thuốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dần hình thành các vết loét lâu liền. Từ các vết loét này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác, nguy hiểm hơn là bệnh nhiễm trùng máu. Do đó có một số trường hợp, ngoài việc điều trị bằng thuốc chống nấm, khi bệnh nặng lên phải dùng kháng sinh để diệt các loại vi khuẩn”, BS Tuấn nhấn mạnh.

BS Tuấn lưu ý, bệnh nấm kẽ chân cũng sẽ tái phát lại bình thường nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó việc đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sạch và giữ khô da là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cũng cần tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau mưa lũ, người dân cần làm gì để có nước sạch sử dụng?
Sau mưa lũ, người dân cần làm gì để có nước sạch sử dụng?

VOV.VN - Sau khi nước lũ rút, cần có các biện pháp xử lý ngay nguồn nước để đề phòng các nguy cơ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau mưa lũ, người dân cần làm gì để có nước sạch sử dụng?

Sau mưa lũ, người dân cần làm gì để có nước sạch sử dụng?

VOV.VN - Sau khi nước lũ rút, cần có các biện pháp xử lý ngay nguồn nước để đề phòng các nguy cơ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách xử lý nước ăn, uống trong mùa mưa lũ
Cách xử lý nước ăn, uống trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Việc xử lý nước ăn, uống, sinh hoạt là rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh trong mùa bão lũ. Loại hóa chất đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Cloramin B và Aquatabs 67mg. Đây là hóa chất mà Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng trong xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt.

Cách xử lý nước ăn, uống trong mùa mưa lũ

Cách xử lý nước ăn, uống trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Việc xử lý nước ăn, uống, sinh hoạt là rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh trong mùa bão lũ. Loại hóa chất đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Cloramin B và Aquatabs 67mg. Đây là hóa chất mà Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng trong xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt.

Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ thuốc men trong mùa mưa lũ
Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ thuốc men trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.

Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ thuốc men trong mùa mưa lũ

Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ thuốc men trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.