Bắp cải - Cây rau, cây thuốc
Bắp cải vốn được biết đến là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông, có thể chế biến được rất nhiều món ăn...
Bắp cải vốn được biết đến là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông, có thể chế biến được rất nhiều món ăn: ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào... Ngoài giá trị dinh dưỡng, ít ai biết rằng, bắp cải lại có khá nhiều công dụng chữa bệnh. Người châu Âu coi bắp cải là cây thuốc của người nghèo.
Bắp cải chứa hơn 90% nước, 1,8% protid, 5,4% glucid, 1,6% xenluloza (chất xơ), 31mg% phốtpho, 4,8mg% canxi,1,1mg% sắt; lượng vitamin chỉ thua cà chua, gấp 4 - 5 lần cà rốt, 3 - 4 lần khoai tây, hành tây; 100g cải bắp cung cấp 50 calo. Theo Đông y, cải bắp có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, an thần, hoạt huyết. Bắp cải được dùng trị các chứng bệnh sau:
Suy nhược thần kinh, thần kinh căng thẳng, hoại huyết mạn tính, mất ngủ, trầm uất: Uống nước luộc bắp cải thường xuyên.
Viêm loét dạ dày, ruột: Dùng nước ép bắp cải 1 phần, đường 1 phần, sữa 1 phần, uống ngày 1 lít, chia 4 - 5 lần trong ngày, suốt 2 tháng liền. Tốt nhất là làm ngày nào uống ngày đó hoặc làm nhiều thì có thể để trong tủ lạnh được 2 ngày. Nước ép bắp cải giúp làm lành vết loét dạ dày ruột nhanh chóng.
Giảm đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa: ép bắp cải lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau nhức. Hoặc lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng đắp vào chỗ đau. Mỗi chỗ đau dán 3 - 4 lá bắp cải. Bên ngoài lấy vải dày áp lên rồi buộc lại.
Hoạt huyết, chữa kiết lỵ ra máu, nhiều giun ký sinh đường tiêu hóa, nhiễm xạ tia X, máy tính, lò vi sóng, điện cao thế: Nên ăn cải bắp thường xuyên.
Mụn nhọt, vết thương sắp lên da non, viêm họng, khản tiếng: Hơ nóng lá bắp cải đắp hay giã lá tươi đắp.
Nhiễm khuẩn đầu da móng tay, nấm âm đạo: Rửa bằng nước ép bắp cải.
Phòng trị đái tháo đường: bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng hằng ngày giúp phòng trị đái tháo đường type 2./.