Bệnh hen phế quản và cách xử lý

VOV.VN - Hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp có liên quan khá chặt chẽ do thay đổi về thời tiết…

Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh như: Viêm đường hô hấp, hen suyễn, tim mạch, đột quỵ, cơ xương khớp…

PGS TS BS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn dị ứng miễn dịch lâm sàng (Đại học Y Hà Nội) cho biết: Thời tiết ẩm ướt dễ sinh nấm mốc là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh hen phế quản.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai
BS Đoàn giải thích: Hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp có liên quan khá chặt chẽ đến việc thay đổi về thời tiết và khí hậu nồm, ẩm ướt. Tại sao vậy? Tại vì, thời tiết thay đổi (tức là chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, mùa thu sang mùa đông), thay đổi độ ẩm làm cho phế quản sẽ co thắt hơn. Từ mùa đông sang xuân cũng là mùa xuất hiện bệnh hen nhiều nhất. Thời tiết mùa xuân là mùa xuất hiện nhiều bệnh về đường hô hấp trên như nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm. Chính vì vậy, phế quản co thắt, đáp ứng nhanh hơn, mạnh hơn.

Theo BS Nguyễn Văn Đoàn, hen phế quản (còn gọi là suyễn) là một bệnh hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy, tăng tính phản ứng phế quản.

Các triệu chứng của hen:

Bệnh hen gặp ở mọi lứa tuổi và ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hen phế quản là bệnh có thể bị dị ứng trong mọi trường hợp do các dị nguyên gây nên như: bụi nhà, phấn hoa.

Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích phát cơn hen.

Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn, có thể tự phục hồi sau điều trị.

4 dấu hiệu rõ nét nhất gồm: Ho, ho khan, ho từng tiếng một; Khò khè (tức là nghe có tiếng rít); Nặng ngực (tức ngực), có cảm giác như vị vật nặng đề ép trên ngực; Khó thở tái đi tái lại nhiều lần.

BS Đoàn cho biết: Dù người già hay trẻ em đều có chung các triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hen phế quản khá điển hình và khó chuẩn đoán vì nó liên quan nhiều đến bệnh đường hô hấp của trẻ. BS Đoàn cũng đưa ra ví dụ rất cụ thể là viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản, nhiều người nhầm lẫn đó là viêm phế quản nhưng hen phế quản của trẻ em cũng có 4 dấu hiệu nêu trên. Người lớn, ho là dấu hiệu đầu tiên nhưng trẻ em khò khè là dấu hiệu đầu tiên. Ngoài ra, người bị hen thường mắc kèm theo một số triệu chứng như: mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn.

BS Nguyễn Văn Đoàn nói: “Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng được cho là do sự phối hợp bất thường về di truyền với sự tấn công của một số tác nhân gây bệnh từ môi trường sống. Bệnh có tính di truyền rõ rệt, nếu bố hay mẹ bị hen thì đương nhiên con cái bị mắc bệnh (từ 25-30% nguy cơ mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen thì có từ 50- 60%, nhưng nếu cả bố và mẹ không bị hen, nguy cơ này chỉ chiếm 5-10%”.

Các dị nguyên gây bệnh: hen phế quản là một bệnh dị ứng, có thể gây ra do nhiều loại dị nguyên khác như: bọ nhà, phấn hoa, lông mao, nấm mốc, phấn côn trùng.

Người bệnh hen có thể khởi phát cơn hen cấp khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh như: Nhiễm cảm cúm; Ô nhiễm môi trường; Gắng sức; Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ.

Bệnh hen có nguy hiểm không?

Theo BS Nguyễn Văn Đoàn, bệnh hen rất nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa quân tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì nghẹt thở, không thở trong vài phút có thể gây ra tử vong. Đây là biểu hiện nặng nhất và nó có thể còn có biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.

Về diễn biến lâu dài, hen phế quản có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng, chuyển sang tâm phế mãn (tức là bị đường hô hấp rồi dẫn đến suy tim phải). Tóm lại, nó vừa bị khó thở do viêm đường hô hấp và vừa suy tim phải, rất dễ dẫn đến tử vong.

PGS TS BS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn dị ứng miễn dịch lâm sàng (Đại học Y Hà Nội) 
Trong hen phế quản, có một đặc điểm hay đánh lừa và làm cho dân chưa quan tâm nhiều là bình thường cơn khó thở rất nguy, mặt tái đi, môi nhạt do thiếu ô -xy, khó thở, cò cử phải gắng sức để thở. Ở những giai đoạn đầu, hen mới có thể dễ hồi phục.

Xử lý cơn hen bùng phát:

BS Đoàn nhấn mạnh: Hen phế quản không thể điều trị khỏi nhưng có thể được kiểm soát nếu có điều trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc dự phòng điều đặn. Đặc biệt, người bệnh phải biết điều trị đúng thuốc.

Theo BS Đoàn, trong điều trị hen có 2 loại thuốc rất đang lưu ý: thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen. Trong điều trị dự phòng, nếu xuất hiện những cơn khó thở thì ta phải dùng thuốc cắt cơn và trong quá trình điều trị thuốc cắt cơn chúng ta phải quan tâm. Khi có dấu hiệu ho, khò khè, người ta dùng ngay lập tức, xịt vào họng bệnh nhân, người sử dụng tự xịt vào họng của mình, cứ 20 phút xịt từ 2 đến 4 nhát. Như vậy, trong 1 giờ đầu tiên, người ta có thể sử dụng 3 lần, mỗi lần cách nhau 20 phút để cấp cứu cho bệnh nhân khi gặp cơn khó thở. Sau đó, nếu bệnh nhân ổn định, chúng ta lại giãn thời gian xịt ra từ 3 đến 4 tiếng sau mới xịt 1 lần và xịt tiếp 2 ngày nữa hết hen, chúng ta thôi và dùng thuốc duy trì.

Về cơ bản, các thuốc sử dụng người bị hen không ảnh hưởng đến người bệnh.

BS Đoàn khuyến cáo, nếu người bị bệnh hen thì không được tiếp xúc với khói thuốc lá, phải tránh xa khói thuốc. Thứ 2, những bụi nhà, bụi trong gia đình cũng là một nguy nhân gây ra hen phế quản. Mùi hương khói, hóa chất cũng là yêu tố kích thích hen khó thở.

Gia đình có người bị bệnh hen không được nuôi chó, vì chính lông chó, mèo hay sản phẩm của những vật nuôi tiết ra cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó thở.

Các chuyên gia y tế gợi ý theo dõi điều trị hen sau:

- Người bị hen nên ghi nhật ký triệu chứng hen hàng ngày để đánh giá mức độ kiểm soát  bệnh với điều trị hiện tại.

- Tái khám định kỳ: khi hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ 1-3 tháng/1 lần. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ khi tình trạng hen như: không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên ngay cả khi có những vận động nhẹ; diễn biến nặng gần lên.

Để kiểm soát tốt và điều trị bệnh hen một cách tốt nhất, các chuyên gia y tế khuyên: người bệnh hen nên ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh hen nên hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, cần tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoảng 5% dân số Việt Nam bị bệnh hen
Khoảng 5% dân số Việt Nam bị bệnh hen

Riêng trẻ em mắc bệnh này chiếm 8 -12 %.  

Khoảng 5% dân số Việt Nam bị bệnh hen

Khoảng 5% dân số Việt Nam bị bệnh hen

Riêng trẻ em mắc bệnh này chiếm 8 -12 %.  

12% trẻ em bị mắc bệnh hen
12% trẻ em bị mắc bệnh hen

TS Bùi Đức Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ cho biết,  tỷ lệ mắc hen ở người lớn nước ta hiện nay dao động từ 4 đến 7% dân số. Trẻ em còn chiếm tỷ lệ cao hơn với khoảng 12%.

12% trẻ em bị mắc bệnh hen

12% trẻ em bị mắc bệnh hen

TS Bùi Đức Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ cho biết,  tỷ lệ mắc hen ở người lớn nước ta hiện nay dao động từ 4 đến 7% dân số. Trẻ em còn chiếm tỷ lệ cao hơn với khoảng 12%.

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản
Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

(VOV) - Khoảng 3,5 triệu người Việt Nam mắc hen phế quản

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

(VOV) - Khoảng 3,5 triệu người Việt Nam mắc hen phế quản

Bệnh hen phế quản ở người cao tuổi
Bệnh hen phế quản ở người cao tuổi

VOV.VN - Trực tiếp trên VOV 2 từ 9h30 ngày 17/10.

Bệnh hen phế quản ở người cao tuổi

Bệnh hen phế quản ở người cao tuổi

VOV.VN - Trực tiếp trên VOV 2 từ 9h30 ngày 17/10.