Biến thể C.1.2 tại Nam Phi có thực sự lo ngại?

VOV.VN - Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi đã đưa ra cảnh báo về C.1.2 - biến thể mới của virus SARS CoV-2 đã xuất hiện ở đây, nhưng tỷ lệ mắc tương đối thấp.

Biến thể mới của virus SARS CoV-2 phát hiện ở Nam Phi đang gây xôn xao khắp thế giới, với lo ngại những đột biến có thể khiến mức độ lây lan nhanh hơn và kháng vaccine. Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi đã đưa ra cảnh báo về “dòng C.1.2” đã có mặt ở tất cả các địa phương ở Nam Phi, nhưng với tỷ lệ mắc tương đối thấp.

C.1.2 lần đầu tiên phát hiện vào tháng 5 tại tỉnh Mpumalanga và Gauteng, nhưng Delta vẫn là biến thể chủ yếu lây lan ở Nam Phi và thế giới. Biến thể này cũng xuất hiện ở 7 quốc gia khác trải dài khắp Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương. C.1.2 phát triển từ C.1, một trong những dòng thống trị làn sóng nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở Nam Phi. Dòng C.1.2 thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà khoa học bởi vì mặc dù có tỷ lệ ca nhiễm thấp, nhưng nó sở hữu các đột biến tương tự như những đột biến trong các biến thể gây lo ngại toàn cầu gần đây như biến thể Delta, thậm chí còn có thêm một số đột biến bổ sung. Vậy chúng ta biết gì về biến thể mới và có thực sự lo ngại hay không?

Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê C.1.2 như một biến thể cần quan tâm hoặc lo ngại chưa?

Vẫn chưa. Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nam Phi đang tiếp tục theo dõi mức độ lây nhiễm của C.1.2. Cho đến nay, dòng C.1.2 vẫn chưa đáp ứng các tiêu chí của WHO để đủ điều kiện là “biến thể đáng quan tâm” hoặc “biến thể quan tâm”.

Tại sao thế giới lại đáng lo ngại?

Tiến sĩ Megan Steain, một nhà virus học, giảng dạy về miễn dịch học và các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sydney cho biết, C.1.2 có các đột biến đặc biệt, C.1.2 chứa khá nhiều đột biến chính có trong các biến thể khác gần đây. Tuy nhiên các nghiên cứu nhận thấy các đột biến hoạt động phối hợp với nhau. Sự kết hợp này về tổng thể có thể dẫn đến khả năng khiến biến thể lây lan nhanh hơn hoặc yếu đi. Tiến sĩ Megan Steain cho biết những nghiên cứu này mất thêm nhiều thời gian để đưa ra kết luận cuối cùng.

Có khả năng biến thể này sẽ yếu dần đi?

Có khả năng. Các biến thể của virus SARS CoV-2 luôn xuất hiện và nhiều biến thể biến mất trước khi trở thành một vấn đề thực sự. Tiến sĩ Megan Steain cho biết, thế giới đã thấy điều này với biến thể Beta và các biến thể cần quan tâm khác. Biến thể này có khả năng lây truyền nhanh tại một số khu vực. Tuy nhiên sau đó yếu dần đi và bị các biến thế khác, có khả năng lây nhiễm nhanh hơn, “lấn át” và dần dần ít xuất hiện. Điều đó cũng có thể xảy ra với C.1.2.

Vaccine có hiệu quả với C.1.2 không?

Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi cho biết đang thận trọng đánh giá về những tác động của biến thể này. Đánh giá ban đầu về các đột biến trong biến thể này cho thấy khả năng C.1.2 có thể tránh được một phần phản ứng miễn dịch của vaccine. Tuy nhiên, Viện Quốc gia và các bệnh truyền nhiễm Nam Phi nhấn mạnh, vaccine vẫn sẽ cung cấp mức độ bảo vệ cao trong việc giảm bệnh diễn tiến nặng và tử vong.

Tiến sĩ Megan Steain cho rằng đến thời điểm này, vaccine đang làm rất tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng nặng, nhập viện và tử vong do các biến thể của virus SARS CoV-2. Trong khi cần các nghiên cứu thêm về khả năng kháng vaccine của C.1.2, tiêm phòng vaccine vẫn là vũ khí hiệu quả nhất để đối phó với virus./.
 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO khẳng định biến thể C.1.2 của SARS-CoV-2 không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại
WHO khẳng định biến thể C.1.2 của SARS-CoV-2 không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (31/8) cho biết biến thể mới của virus SARS CoV-2 là C.1.2 dường như không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại và giới chức y tế đang theo dõi sát các hoạt động của biến thể này.

WHO khẳng định biến thể C.1.2 của SARS-CoV-2 không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại

WHO khẳng định biến thể C.1.2 của SARS-CoV-2 không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (31/8) cho biết biến thể mới của virus SARS CoV-2 là C.1.2 dường như không có nguy cơ lây lan mạnh như lo ngại và giới chức y tế đang theo dõi sát các hoạt động của biến thể này.

Biến thể Delta có thể lây lan nhanh như thế nào?
Biến thể Delta có thể lây lan nhanh như thế nào?

VOV.VN - Theo Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương, biến thể Delta sẽ khiến các chùm trường hợp bệnh nhanh chóng bùng phát thành các ổ dịch lớn hơn, đặc biệt trong môi trường không gian kín, nơi đông người và nơi mọi người tiếp xúc gần. 

Biến thể Delta có thể lây lan nhanh như thế nào?

Biến thể Delta có thể lây lan nhanh như thế nào?

VOV.VN - Theo Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương, biến thể Delta sẽ khiến các chùm trường hợp bệnh nhanh chóng bùng phát thành các ổ dịch lớn hơn, đặc biệt trong môi trường không gian kín, nơi đông người và nơi mọi người tiếp xúc gần. 

Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus 2 ngày trước khi có triệu chứng
Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus 2 ngày trước khi có triệu chứng

VOV.VN - Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng. Sự thay đổi này có thể là một đặc điểm quan trọng dẫn đến sự gia tăng số ca Covid-19 gần đây, nghiên cứu mới từ tạp chí Nature cho hay.

Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus 2 ngày trước khi có triệu chứng

Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus 2 ngày trước khi có triệu chứng

VOV.VN - Người nhiễm biến thể Delta có thể lây lan virus khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng. Sự thay đổi này có thể là một đặc điểm quan trọng dẫn đến sự gia tăng số ca Covid-19 gần đây, nghiên cứu mới từ tạp chí Nature cho hay.