Các nhà khoa học tìm ra giải pháp giúp trẻ giảm mắc viêm phế quản

VOV.VN - Viêm phế quản ở trẻ không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể kéo theo một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng. Trong trường hợp trẻ em nhiễm bệnh, nguyên nhân chủ yếu bởi sự suy giảm miễn dịch khiến vi khuẩn hoặc vi-rút mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Tỷ lệ mắc viêm phế quản ở trẻ càng tăng cao khi trẻ có cơ hội tiếp xúc nơi đông người. Bởi sức đề kháng của trẻ em còn non nớt nên khi tập trung ở môi trường đông đúc, sẽ dễ dàng tạo sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh. Thêm vào đó, trẻ em có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hệ thống miễn dịch chỉ đạt được mức trưởng thành ở giai đoạn khoảng 12 tuổi. Sự khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch là một trong những yếu tố có thể gây bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.

Nếu không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp cấp,... 

Khi nhiễm bệnh, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện khó chịu như đau thắt vùng ngực, ho khan kéo dài, đau họng, sốt,... Để điều trị viêm phế quản, thông thường, liệu pháp kháng sinh sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là khi lạm dụng liều lượng hoặc sử dụng trong thời gian dài sẽ góp phần tạo sự đề kháng của vi khuẩn, gây độc tính có thể tránh được và tăng chi phí điều trị. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp kháng khuẩn trong phòng, ngừa và điều trị bệnh lý đường hô hấp ở trẻ là điều cần thiết. 

Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu ứng dụng ly giải vi khuẩn trong phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp ở trẻ, trong đó có viêm phế quản.

Lý giải vi khuẩn là hỗn hợp của các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý đường hô hấp như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Klebsiella pneumoniae…

Mỗi loại sẽ được đem đi nuôi cấy, sau đó sử dụng phương pháp ly giải tế bào cơ học và đông khô để thu được các kháng nguyên cần thiết. Các kháng nguyên này sẽ kết hợp cùng một số tá dược để tạo thành dạng viên nén. 

Theo ThS.Đinh Thị Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: “Lý giải vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh và có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể để sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh và cơ thể có khả năng ghi nhớ các tác nhân gây bệnh này”. Từ đó, cho phép xây dựng cho cơ thể khả năng đề kháng kéo dài.

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả của ly giải đối với bệnh viêm phế quản. Nghiên cứu của Orcel và cộng sự đã cho thấy việc điều trị bằng ly giải vi khuẩn giảm 40% các đợt viêm phế quản cấp. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng các đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh đã giảm thiểu. Một nghiên cứu lâm sàng khác trên 104 bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính cho thấy khi sử dụng ly giải giúp giảm đáng kể các đợt sốt, đồng thời tăng nồng độ kháng thể IgA huyết thanh và số lượng tế bào miễn dịch lympho T. 

Kết quả từ một nghiên cứu khác đã khẳng định ly giải vi khuẩn đường uống giúp cải thiện đáng kể nồng độ kháng thể IgG và IgA trong cơ thể trẻ. Thêm vào đó, ly giải còn có tác dụng kích thích miễn dịch và giảm nhiễm trùng tái phát. 

Vitamin C cũng được nghiên cứu trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả. Theo kết quả từ một nghiên cứu tại Séc cho thấy 93% người tham gia đạt được hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp đến hơn 50% khi sử dụng ly giải vi khuẩn và vitamin C./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng
Chuyển mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng

VOV.VN - Hà Nội đang chuyển mùa, trẻ quay lại trường học trước tình trạng nhiều bệnh đường hô hấp như cúm A/B, sốt xuất huyết, virus hợp bào hô hấp (RSV), Covid-19 gia tăng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Chuyển mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng

Chuyển mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng

VOV.VN - Hà Nội đang chuyển mùa, trẻ quay lại trường học trước tình trạng nhiều bệnh đường hô hấp như cúm A/B, sốt xuất huyết, virus hợp bào hô hấp (RSV), Covid-19 gia tăng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Góc chuyên gia: Hậu COVID-19 ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ
Góc chuyên gia: Hậu COVID-19 ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ

VOV.VN - Mặc dù triệu chứng Covid-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn nhưng một tỷ lệ nhất định trẻ sau khi mắc tồn tại kéo dài các triệu chứng ho, đau đầu, mệt mỏi. Vấn đề hậu Covid-19 ở trẻ em có biểu hiện ra sao là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh.

Góc chuyên gia: Hậu COVID-19 ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ

Góc chuyên gia: Hậu COVID-19 ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ

VOV.VN - Mặc dù triệu chứng Covid-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn nhưng một tỷ lệ nhất định trẻ sau khi mắc tồn tại kéo dài các triệu chứng ho, đau đầu, mệt mỏi. Vấn đề hậu Covid-19 ở trẻ em có biểu hiện ra sao là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh.

Góc chuyên gia: Phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa
Góc chuyên gia: Phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa

VOV.VN - Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường chính là điều kiện thuận lợi khiến gia tăng các bệnh ở trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu dẫn đến tỷ lệ trẻ bị bệnh về đường hô hấp gia tăng.

Góc chuyên gia: Phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa

Góc chuyên gia: Phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa

VOV.VN - Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường chính là điều kiện thuận lợi khiến gia tăng các bệnh ở trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu dẫn đến tỷ lệ trẻ bị bệnh về đường hô hấp gia tăng.