Cảnh báo về tác hại của các chất hóa học đến trẻ em
Danh sách các chất hóa học nguy hiểm gây ra nhiều chứng rối loạn và ảnh hưởng xấu đến não bộ trẻ em vừa được bổ sung thêm
Theo nghiên cứu từ năm 2006 của hai bác sỹ Philippe Grandjean và Philip Landrigan, các chất hóa học chúng ta tiếp xúc hàng ngày gây ảnh hưởng xấu đến bộ não của trẻ em, thậm chí cả trẻ còn nằm trong bụng mẹ, dẫn đến các chứng bệnh như tự kỷ, ADHD (tăng động giảm chú ý), loạn chức năng đọc và giảm chỉ số IQ.
Một bài báo mới đây được công bố trên nhật báo Lancet Neurology đã đề cập đến vấn đề các chất hóa học nên được thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng và bán trên thị thường, đây gọi là chiến dịch phòng ngừa tác hại của các chất hóa học trên toàn cầu.
Bác sỹ Philippe Grandjean đến từ Trường Y tế sức khỏe cộng đồng Havard tại Đức kêu gọi: "Chúng ta cần chung tay góp sức để bảo vệ sự phát triển của thế hệ trẻ.”
Đây là lần thứ hai bác sỹ Grandjean và Phillip Landrigan - bác sỹ nhi khoa tại Trường Y dược Icahn tại Mount Sinai thành phố New York, lên tiếng về sự cảnh báo tác hại của việc tiếp xúc với các chất hóa học lên não bộ và hành vi của trẻ em trong suốt quá trình thai kỳ và tuổi mẫu giáo.
Năm 2006, họ nghiên cứu ra rằng có 5 loại chất hóa học - chỉ, methylmercury, asen, PCBs và toluene rất độc hại với não bộ. Thời gian gần đây, dựa vào những kết quả nghiên cứu mới, họ thêm vào danh sách những chất độc hại 6 chất nữa:
- Mangan: Một chất hóa học tự nhiên được tìm thấy trong nước giải khát ở nhiều nơi trên thế giới.
- Fluoride: Với hàm lượng cao chất này đã gây nên nhiều vấn đề sức khỏe tại Trung Quốc, mặc dù liều lượng Floride thấp trong các loại nước giải khát của Mỹ cũng vẫn được coi là an toàn.
- Chlorpyrifos: Một loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên sân golf và trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước.
- Dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT): Một loại thuốc trừ sâu bị cấm ở Mỹ từ những năm 1970, nhưng hiện nay vẫn được sử dụng ở một vài quốc gia.
- Tetrachloroethylene (PERC): Chất dung môi được sử dụng trong ngành giặt khô và tẩy nhờn kim loại.
- Polybrominated diphenyl ethers (PBDE): Được biết như một chất chống cháy và thường có trên bề mặt đồ nội thất, đồ điện tử và quần áo, kể cả quần áo pyjama trẻ em.
Bác sỹ Landrigan khuyến cáo: "Những chất này làm mất cân bằng sự phát triển của bộ não và gây nên các vấn đề nguy hiểm từ giảm trí thông minh cho đến gây bệnh tự kỷ nặng."
Quá trình mang thai là một quá trình cực kỳ nhạy cảm. Cơ thể người phụ nữ mang thai có cấu trúc đặc biệt để bảo vệ đứa trẻ trong mọi trường hợp, kể cả khi người mẹ ngã; nhưng không thể bảo vệ con mình bởi những chất hóa học độc hại mà người mẹ tiếp xúc bởi nhiều chất có thể đi trực tiếp vào cơ thể của bào thai.
Bác sỹ Grandjean nói: "Tiếp xúc các chất hóa học với liều lượng thấp không làm người mẹ đang mang thai mắc bệnh, vì vậy họ không biết thai nhi của họ đã phải chịu ảnh hưởng của bao nhiêu lượng chất độc hại."
Ngành công nghiệp hóa học đã không quan tâm nhiều đến nghiên cứu này khi nghiên cứu được công bố năm 2006.
Tuy nhiên, trong một bản tuyên bố gần đây, Hội đồng Hóa Học Mỹ - một hiệp hội thương mại công nghiệp đã bác bỏ kết quả nghiên cứu của hai bác sỹ Landrigan và Grandjean, coi đó là sai lầm và nói rằng các bác sỹ đã không chú trọng tới "nguyên lý khoa học cơ bản". Theo quan điểm của họ, hai bác sỹ chỉ chú tâm vào nghiên cứu các chất hóa học gây ra những vấn đề rất thông thường rồi suy ra kết luận mà không có bằng chứng chứng minh cho việc đó.
Về phía hai bác sỹ Landrigan và Grandjean, họ cho biết những khám phá từ nghiên cứu mới cho thấy có rất nhiều chất hóa học có tác hại đến não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh. Nhưng theo họ như thế vẫn chưa đủ, họ cùng trả lời trên cuộc phỏng vấn điện thoại rằng: “Chúng tôi vẫn còn chưa hiểu được tác hại của hơn 99% loại chất hóa học có trong các sản phẩm trên thị trường ngày nay.”
Theo phát ngôn của Hiệp hội hóa học Mỹ, nền công nghiệp hóa học cực kỳ quan tâm đến sự an toàn của người tiêu dùng và luôn đưa ra các biện pháp phòng ngừa đầy đủ để đảm bảo sức khỏe người dân.
Các thành viên hiệp hội hoàn toàn đồng ý với các nhà khoa học rằng danh sách những chất độc ảnh hưởng xấu đến con người cần được cập nhật. Bản tuyên bố khẳng định: “Chúng ta sẽ an toàn hơn khi có một bản đánh giá đầy đủ, cụ thể các chất hóa học có hại và phát động chiến dịch phòng chống tác hại của các chất này.”
Những gợi ý ngăn ngừa nguy hiểm trong suốt thai kỳ, thời kỳ trẻ sơ sinh và mẫu giáo:
1. Bà mẹ ăn thực phẩm hữu cơ nếu có thể, trong suốt thai kỳ.
2. Tránh xa các chất pha màu, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và các khu vực tẩy rửa mạnh trong suốt quá trình mang thai.
3. Thường xuyên kiểm tra đề phòng nguy cơ tiếp xúc với chì của trẻ em.
4. Không cho trẻ em chơi ở sân thể thao hay vườn cây lúc vừa phun thuốc trừ sâu.