Chủ động sàng lọc, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

VOV.VN - Hiện TP.HCM đã ghi nhận 5 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong tổng số 7 trường hợp của cả nước. Đáng chú ý, các ca bệnh không có dịch tễ tiếp xúc, không đi nước ngoài khiến người dân lo lắng về khả năng mầm bệnh đang tiềm ẩn trong cộng đồng. Tuy nhiên, chuyên gia y tế đánh giá, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan và khó bùng phát thành dịch.

Cảnh giác sàng lọc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh viện Da liễu TP.HCM là nơi đầu tiên các bệnh nhân đến thăm khám và được phát hiện đậu mùa khỉ. Bệnh viện đã xây dựng một quy trình tầm soát, xử lý đặc biệt cho những trường hợp có triệu chứng lâm sàng.

Theo BS.CK2 Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đến khám, đầu tiên bệnh nhân đăng ký khám tại phòng khám nam khoa.

Sau khi bác sĩ khám và kiểm tra, nếu các dấu hiệu của bệnh nhân có thể liên quan đậu mùa khỉ, bác sĩ kích hoạt và xử lý theo đúng quy trình tiếp cận các ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ tại bệnh viện.

Tại vị trí bệnh nhân vừa tiếp xúc, bệnh viện cho  ngưng hoạt động, vệ sinh khử khuẩn bề mặt rồi mới trở lại các hoạt động thăm khám bệnh bình thường.

Bệnh nhân được chuyển qua phòng khám sàng lọc để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm gửi qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM.

Bác sĩ Thảo cho biết, mặc dù không ghi nhận có yếu tố dịch tễ liên quan đến các quốc gia đang có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành trong vòng 21 ngày, nhưng bệnh nhân có các triệu chứng không giống với những trường hợp bị bệnh lý mụn nước, bóng nước khác nên các bác sĩ nghi ngờ.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ gần giống với triệu chứng của bệnh thủy đậu nhưng diễn tiến lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ lại khác với diễn tiến lâm sàng của bệnh thủy đậu.

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM nói: “Đặc điểm về mụn nước hay bóng nước của bệnh đậu mùa khỉ nó cũng khác biệt so với bệnh lý thủy đậu. Thường thì nó sẽ to hơn, nó dễ trợt và dễ lở ra hơn. Và đặc biệt đối với đậu mùa khỉ chúng ta cần lưu ý về vị trí nổi mụn nước. Mặc dù chúng có thể xuất hiện toàn thân, nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý, đặc biệt là đối với bộ phận sinh dục”.

Đậu mùa khỉ không dễ lây

TS. BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho rằng, trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, khi nhiễm bệnh có thể dẫn tới các biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỉ lệ tử vong cho đến nay là 1-10%. Tỉ lệ tử vong sẽ thay đổi tùy theo tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.

TS. Nguyễn Vũ Thượng nói: “Đối với các cơ sở y tế khám chữa bệnh, chúng ta cần nên cảnh giác cao, bệnh nhân có các triệu chứng đậu mùa khỉ như sốt phát ban, mụn nước, mụn mủ và những ổ nổi quanh da tay, vùng chân đặc biệt là vùng kín thì cần lưu ý để kịp thời chẩn đoán sớm và gửi mẫu sớm. Tăng cường phát hiện sớm và phòng ngừa sớm cho cộng đồng”.

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, vừa qua, kết quả giải mã gien ca đậu mùa khỉ nội địa cũng cho thấy chủng virus khác với chủng virus được phát hiện ở 2 ca nhập cảnh vào Việt Nam trong tháng 10/2022 từ Dubai trước đây. Như vậy, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, cũng tương tự như một số nước trên thế giới và không đáng lo ngại như các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bác sĩ Khanh cho biết, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra, có thể lây từ động vật sang người và cũng có thể lây từ người sang người.

Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh từ 6 đến 13 ngày, không phát hiện triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm. Đến giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân, kèm đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Ở giai đoạn này, virus có thể lây sang người khác.

Theo bác sĩ Khanh, đường lây chính của đậu mùa khỉ là khi có tiếp xúc cọ xát, điển hình là quan hệ tình dục, nên việc lây lan và phòng bệnh cũng tương tự như với HIV/AIDS. 

Bệnh này ít có biến chứng, tự khỏi trong vòng 21 ngày và không trở nặng nên không thể lây lan rộng rãi như một số bệnh lý khác về hô hấp. Cho nên người dân cần hiểu rõ và không nên hoang mang, lo lắng thái quá.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh: “Cần lưu ý đối với nhóm đồng tính nam, không quan hệ tình dục với người xa lạ, cần phải biết bạn tình có khả năng bị đậu mùa khỉ hay không vì bệnh này biểu hiện nổi hạch, sốt, nổi bóng nước ở da. Đặc biệt những người mắc bệnh rồi phải biết mình có thể lây cho người khác trong vòng 21 ngày, phải đi khám bệnh và tuân thủ cách ly thì cộng đồng mới an toàn được”.

Tại Việt Nam, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca đầu tiên xâm nhập từ nước ngoài vào năm 2022, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM và các bệnh viện, phòng khám… triển khai các hoạt động giám sát, truyền thông phòng chống sự lây lan của bệnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ 5
TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ 5

VOV.VN - TP.HCM vừa phát hiện thêm một ca đậu mùa khỉ, tạm trú trên địa bàn quận Tân Bình. Đây là ca đậu màu khỉ thứ 5 mà TP.HCM ghi nhận từ đầu năm đến nay. 

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ 5

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ 5

VOV.VN - TP.HCM vừa phát hiện thêm một ca đậu mùa khỉ, tạm trú trên địa bàn quận Tân Bình. Đây là ca đậu màu khỉ thứ 5 mà TP.HCM ghi nhận từ đầu năm đến nay. 

Kết quả giải mã gene ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên phát hiện tại TP.HCM
Kết quả giải mã gene ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên phát hiện tại TP.HCM

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa có kết quả giải mã gene của trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (Mpox) nội địa đầu tiên được phát hiện tại TP.HCM, từ Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi của Bệnh nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford.

Kết quả giải mã gene ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên phát hiện tại TP.HCM

Kết quả giải mã gene ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên phát hiện tại TP.HCM

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa có kết quả giải mã gene của trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (Mpox) nội địa đầu tiên được phát hiện tại TP.HCM, từ Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi của Bệnh nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford.

Nguy cơ bùng phát đậu mùa khỉ tại Việt Nam không cao nhưng cần giám sát chặt
Nguy cơ bùng phát đậu mùa khỉ tại Việt Nam không cao nhưng cần giám sát chặt

VOV.VN - Ngày 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo ghi nhận thêm 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cư trú trên địa bàn. Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh.

Nguy cơ bùng phát đậu mùa khỉ tại Việt Nam không cao nhưng cần giám sát chặt

Nguy cơ bùng phát đậu mùa khỉ tại Việt Nam không cao nhưng cần giám sát chặt

VOV.VN - Ngày 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo ghi nhận thêm 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cư trú trên địa bàn. Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh.

3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ sức khỏe ổn định
3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ sức khỏe ổn định

VOV.VN - Hôm nay (1/10), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, 3 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên chưa có dấu hiệu bệnh, sức khỏe ổn định.

3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ sức khỏe ổn định

3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ sức khỏe ổn định

VOV.VN - Hôm nay (1/10), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, 3 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên chưa có dấu hiệu bệnh, sức khỏe ổn định.