Đến năm 2030, mỗi ngày thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí

VOV.VN -Dự tính đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60 (tức là trong vòng 30 năm nữa) trong đó có tỷ lệ sa sút trí tuệ.

Sáng nay (2/10), tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) với chủ đề “Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt”.

Tham dự buổi lễ mít tinh có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về tâm thân học đến từ các nước: Nhật Bản, Pháp, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan (Trung Quốc) và Campuchia… cùng hơn 300 bác sĩ của 63 tỉnh, thành trong cả nước.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại buổi lễ mít tinh
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Đến năm 2020, sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 400 triệu người bị mắc một trong các rối loạn tâm thần.

Theo PGS TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam: Rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân, tỷ lệ bệnh có khác nhau theo từng nhóm tuổi, giới tính và nghề nghiệp, chủng tộc và ở mỗi quốc gia khác nhau.

Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em đặc biệt là tự kỷ, tăng động, giảm chú ý ngày càng gia tăng đáng kể. Theo thống kê của Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân đến khám năm 2008 có 450 trẻ; năm 2009 là 950 trẻ; năm 2010 là 1.972 trẻ; năm 2012 là 2.200 trẻ trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở trẻ trai nhiều gấp 4 – 6 lần trẻ gái.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chụp ảnh lưu niệm cùng các giáo sư trong nước và quốc tế
PGS TS Trần Văn Cường nhấn mạnh: nguyên nhân sinh bệnh đến nay y học vẫn chưa khẳng định chắc chắn, nhưng có một số yếu tố thường găp là do sinh học, môi trường. Do đó, vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề sức khỏe tâm thần người già (sa sút trí tuệ) cũng là những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Dự tính đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60 (tức là trong vòng 30 năm nữa) mỗi ngày trên thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí.

Phát biểu tại buổi lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nhấn mạnh: sức khỏe cho mọi người là mục tiêu chiến lược của tất cả các quốc gia; là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. Trong đó, sức khỏe tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng vì “Một thân thể khỏe mạnh chỉ có được trong một tinh thần mạnh khỏe”. Sức khỏe tinh thần quyết định đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.

Phó Chủ tịch nước khẳng định: “Việt Nam luôn xác định: bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân và đảm bảo nguồn lực phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân”.

Theo công bố của WHO năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần ở Mỹ chiếm 58% dân số; New Zealand chiếm 47%; Ukraine chiếm 43,1%; Australia chiếm 40,4%; Colombia 37,4%; Lebanon chiếm 36%; Canada chiếm 21,9%; Bắc Kinh chiếm 17,4%; tỷ lệ chung ở các nước châu Âu chiếm 21,2%./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiểu đường làm tăng chứng mất trí nhớ
Tiểu đường làm tăng chứng mất trí nhớ

Kiểm soát lượng đường trong máu đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy hại đối với căn bệnh suy giảm trí nhớ

Tiểu đường làm tăng chứng mất trí nhớ

Tiểu đường làm tăng chứng mất trí nhớ

Kiểm soát lượng đường trong máu đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy hại đối với căn bệnh suy giảm trí nhớ

Thuốc ức chế beta chống Alzheimer và chứng mất trí
Thuốc ức chế beta chống Alzheimer và chứng mất trí

(VOV_Những người đàn ông dùng thuốc sẽ ít xuất hiện chứng teo não hay dấu hiệu bất thường khác so với những người không dùng.

Thuốc ức chế beta chống Alzheimer và chứng mất trí

Thuốc ức chế beta chống Alzheimer và chứng mất trí

(VOV_Những người đàn ông dùng thuốc sẽ ít xuất hiện chứng teo não hay dấu hiệu bất thường khác so với những người không dùng.

Béo phì gây mất trí nhớ
Béo phì gây mất trí nhớ
Stress kéo dài có thể làm teo não và mất trí nhớ
Stress kéo dài có thể làm teo não và mất trí nhớ

Hóa chất mà cơ thể tiết ra do căng thẳng tinh thần kéo dài thực sự gây hại đối với mô não

Stress kéo dài có thể làm teo não và mất trí nhớ

Stress kéo dài có thể làm teo não và mất trí nhớ

Hóa chất mà cơ thể tiết ra do căng thẳng tinh thần kéo dài thực sự gây hại đối với mô não

Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí
Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí

Con số những người bị bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba vào năm 2050, từ 36 triệu lên đến hơn 115 triệu người.

Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí

Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí

Con số những người bị bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba vào năm 2050, từ 36 triệu lên đến hơn 115 triệu người.