Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Bệnh sởi đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước gây hoang mang, lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm Y tế về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.

Đây là loại bệnh cấp tính do vi rút sởi gây nên. Nếu như người chưa miễn dịch với sởi mà nhiễm vi rút này thì 100% sẽ mắc bệnh. Nhưng khi người mắc bệnh rồi hoặc đã tiêm phòng vaccine thì sẽ dược miễn dịch suốt đời, rất khó bị lần hai.

Ông có thể cho biết đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền:

Mới đây, Bộ Y tế đánh giá nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng. Hàng năm tiêm chủng mở rộng có tiêm phòng cho các trẻ nhưng không phải 100% các cháu được tiêm mà vẫn có một số trẻ không được bố mẹ đưa đi tiêm phòng hoặc chưa tiêm đầy đủ các mũi vaccine theo yêu cầu. Vài ba năm số trẻ chưa được tiêm này đông lên. Và khi có 1 ca sởi xâm nhập vào, nó sẽ bùng phát thành dịch. Bộ Y tế đã đưa ra giải pháp là thời gian tới đây sẽ tiêm phòng vaccine sởi bổ sung cho những cháu từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa được tiêm và tiêm chưa đầy đủ để phòng tránh dịch lan rộng.

Tại sao lại có hiện tượng nhiều trẻ chưa tiêm phòng mặc dù tiêm phòng vaccine sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thưa ông?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền:
Thời gian vừa qua có một số ca tử vong xảy ra sau tiêm chủng mà dư luận cho là do tiêm chủng gây nên. Mặc dù sau đó hội đồng khoa học của Bộ Y tế đánh giá là không phải do vaccine, nhưng đã tạo ra tâm lý cho các bà mẹ ngại cho con em mình đi tiêm chủng, dẫn đến hậu quả là dịch sởi lan rộng như hiện nay.

Ông có thể cho biết những biểu hiện của bệnh sởi?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền:
Bệnh sởi được chia làm các giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể bị sốt từ 38,5oC đến 39oC.

Giai đoạn xuất tiết: Đây là thời kỳ dễ lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. Giai đoạn này trẻ có những triệu chứng xuất tiết như chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

Giai đoạn phát ban: Xuất hiện ban, triệu chứng điển hình của sởi. Ban xuất hiện tuần tự đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng, lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân. Ban sởi màu đỏ, có một số ban kết hợp lại với nhau. Xen kẽ giữa các ban đỏ là các vùng da lành. Đây cũng là một trong những dấu hiệu phân biệt với các loại phát ban khác.

Giai đoạn phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da, có vết vằn như da hổ.

Khi tr b mc si thì cn phi điu tr như thế nào để tránh xảy ra các biến chứng?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền: Cha mẹ nên thường xuyên rửa mặt, vệ sinh răng miệng cho trẻ, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ; Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm; Cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng nhưng đủ dinh dưỡng để dễ tiêu hoá. Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.

Cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của bệnh. Sởi là bệnh do vi rút gây ra nên không có thuốc điều trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng như sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện lạ thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị.

Biến chứng ở bệnh sởi có đáng lo không, thưa ông?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền: Sởi tuy là bệnh lành tính nhưng để dẫn đến biến chứng thì lại trở nên rất đáng quan ngại. Vì bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch ở người nên sau khi bị sởi thường kèm bội nhiễm nhiều loại bệnh khác và một trong biến chứng sởi rất nguy hiểm đã được y học ghi lại là sơ cứng não bán cấp. Đặc biệt, năm nay bệnh sởi có những biến chứng lạ gây suy hô hấp nhanh.

Khi trẻ mắc sởi rất dễ bị bội nhiễm nên cần vệ sinh sạch sẽ, nhất là khoang miệng, hốc mắt mũi, trên da. Nếu không vệ sinh tốt rất dễ bị viêm nhiễm mà các cụ ngày xưa gọi là cam tẩu mã. Nghĩa là bị bội nhiễm khoang miệng gây ra viêm lợi, viêm miệng về sau bộ xương hàm mặt bị biến dạng, gây méo mồm.

Trẻ đã tiêm phòng sởi có nguy cơ mắc bệnh không?
PGS. TS Nguyễn Đăng Hiền: Về mặt lý thuyết khi trẻ đã được tiêm phòng sởi đầy đủ thì sẽ không bị mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hi hữu là trẻ tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi trên thực tế, bất kỳ loại vaccine nào chứ không riêng vaccine sởi cũng không thể phòng bệnh 100% bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, bảo quản vaccine…

Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi một trẻ nên tiêm hai mũi vaccine sởi. Mũi đầu khi trẻ được 9 tháng và mũi hai khi trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với các cháu đã tiêm đầy đủ hai mũi như vậy rồi thì các bà mẹ cứ yên tâm không cần phải tiêm thêm nữa. Bộ Y tế chủ trương những trẻ từ 9 tháng đến hai tuổi chưa được tiêm và chưa tiêm đủ hai mũi sẽ được tiêm bổ sung tại các trung tâm y tế dự phòng.         

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Hiền, hiện nay Bộ Y tế đang tiến hành tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi, như vậy những trẻ dưới 9 tháng tuổi cũng có nguy cơ mắc phải bệnh sởi vì không được tiêm phòng. Trong khi đó, thực tế, vaccine sởi đã được thử nghiệm lâm sàng an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu diễn biến bệnh sởi trở nên phức tạp, có thể Trung tâm sẽ có những đề xuất để có thể tiêm phòng cho trẻ từ 6 tháng. Như vậy, có thể giảm được tỉ lệ mắc bệnh sởi cao hơn nữa.

         

         

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao khớp bị khô?
Vì sao khớp bị khô?

VOV.VN - Khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Vì sao khớp bị khô?

Vì sao khớp bị khô?

VOV.VN - Khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm.

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm
Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

VOV.VN - Theo BS Nguyễn Tiến Lâm, bệnh sởi và cúm đều có biểu hiện giống nhau, tuy nhiên bệnh sởi có điểm khác là đau mắt…

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

VOV.VN - Theo BS Nguyễn Tiến Lâm, bệnh sởi và cúm đều có biểu hiện giống nhau, tuy nhiên bệnh sởi có điểm khác là đau mắt…