Đừng coi thường viêm cơ tim cấp

VOV.VN - Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…

Trong đó chủ yếu viêm cơ tim xảy ra thứ phát sau khi bệnh nhân bị nhiễm một loại virus nào đó. Tỷ lệ bị viêm cơ tim thể nặng không nhiều, song nếu bị nặng, diễn biến thường rất nhanh và trầm trọng, khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Viêm cơ tim cấp diễn biến rất nhanh dẫn đến tình trạng hôn mê

Biểu hiện không rõ ràng

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh ở Hà Nội cho biết, hồi đầu năm, bà bị ho nhiều, đi khám thì được chẩn đoán là viêm phế quản. Dù đã uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhưng những cơn ho vẫn không dứt.

Khi bị sốt cao đến 400C, bà đến khám ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và được chẩn đoán ban đầu là sốt do virus. Sau 2 ngày điều trị, dù hết sốt nhưng bà vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, tim đập mạnh. Bà được chuyển sang Viện Tim mạch Việt Nam để kiểm tra. Khi được các bác sĩ phát hiện bị viêm cơ tim cấp thì bà Hạnh đã rơi vào trạng thái hôn mê.

Anh Nguyễn Đức Thành, con của bà Hạnh cho biết, khi được thông báo bệnh tình của mẹ anh rất nguy kịch, tỷ lệ cứu sống chỉ còn khoảng 5%, cả gia đình vô cùng bất ngờ vì diễn biến bệnh quá nhanh. May mắn do kịp thời được đặt máy tim phổi nhân tạo tại giường (gọi tắt là ECMO), bà Hạnh đã được cứu sống.

 Theo bác sĩ Bùi Văn Cường, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, viêm cơ tim thường xuất hiện sau một đợt bệnh nhân bị cảm nhiễm một loại vi-rút, vi khuẩn nào đó, mà thường gặp nhất là virus cúm. Với các triệu chứng ban đầu như sốt, đau mỏi người, hắt hơi, sổ mũi, người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc cũng khó nhận biết được đó có phải là biểu hiện của bệnh viêm cơ tim hay không. Đa số bệnh nhân mắc căn bệnh này đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy tỷ lệ bị viêm cơ tim thể tối cấp như bà Hạnh hiếm gặp nhưng rất dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, có những bệnh nhân đang rất bình thường, tỉnh táo nhưng bị rối loạn nhịp tim với tần số lên đến trên 200 nhịp, thậm chí 300 nhịp/phút thì rất nhanh chóng bị ngừng tim.

Không tự ý truyền dịch tại nhà

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay rất khó xác định bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp do nguyên nhân nào. Vì vậy, bên cạnh việc dùng các loại thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus bệnh nhân còn được áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Chẳng hạn, bệnh nhân bị suy hô hấp, ngừng tuần hoàn sẽ được đặt máy ECMO (một trong những kỹ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực hồi sức cấp cứu đang được ứng dụng tại một số bệnh viện lớn ở nước ta).

Ngoài vi khuẩn, virus, bệnh viêm cơ tim còn có thể xảy ra do người bệnh bị nhiễm hóa chất hoặc mắc các bệnh hệ thống. Vì các nguyên nhân gây bệnh cụ thể chưa được xác định rõ nên chưa có biện pháp dự phòng cụ thể. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đối với những người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người dùng corticiod kéo dài thì hằng năm nên tiêm phòng các loại virus cúm, phế cầu…

Để phát hiện sớm bệnh viêm cơ tim, khi có biểu hiện nhiễm virus, vi khuẩn kèm theo đau tức ngực, khó thở, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, làm điện tâm đồ, siêu âm tim và được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, theo dõi. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh có xu hướng tăng nặng hơn thì đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế lớn có khả năng cấp cứu và hồi sức tích cực tốt.

Bác sĩ Bùi Văn Cường cũng khuyến cáo, khi bị ốm sốt, mọi người không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Đã có trường hợp bệnh nhân bị viêm cơ tim song cứ nghĩ bị sốt do virus nên truyền dịch. Khi đó, cơ tim đã bị tổn thương, chức năng tim bị suy giảm, truyền dịch vào làm tăng gánh nặng cho tim khiến tình trạng suy tim càng trầm trọng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều bệnh nhân ngưng tim được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO
Nhiều bệnh nhân ngưng tim được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO

VOV.VN -Bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng kỹ thuật ECMO và đến nay đã cứu sống trên 20 bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch.

Nhiều bệnh nhân ngưng tim được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO

Nhiều bệnh nhân ngưng tim được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO

VOV.VN -Bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng kỹ thuật ECMO và đến nay đã cứu sống trên 20 bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch.

Việt Nam lần đầu ghép tạng từ người cho ngừng tim
Việt Nam lần đầu ghép tạng từ người cho ngừng tim

VOV.VN - Chiều 21/7, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, lần đầu tiên thực hiện thành công một ca ghép tạng từ người cho ngừng tim.

Việt Nam lần đầu ghép tạng từ người cho ngừng tim

Việt Nam lần đầu ghép tạng từ người cho ngừng tim

VOV.VN - Chiều 21/7, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, lần đầu tiên thực hiện thành công một ca ghép tạng từ người cho ngừng tim.

Cứu sống trẻ ngưng tim sau khi tiêm vaccine
Cứu sống trẻ ngưng tim sau khi tiêm vaccine

Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn (Quảng Nam) vừa báo cáo gấp về sở trường hợp một trẻ bị sốc phản vệ, nguy kịch sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 đã được cứu sống.

Cứu sống trẻ ngưng tim sau khi tiêm vaccine

Cứu sống trẻ ngưng tim sau khi tiêm vaccine

Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn (Quảng Nam) vừa báo cáo gấp về sở trường hợp một trẻ bị sốc phản vệ, nguy kịch sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 đã được cứu sống.

Áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt cho các bệnh nhân ngừng tim
Áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt cho các bệnh nhân ngừng tim

VOV.VN -Nhờ kỹ thuật này, các bệnh nhân ngừng tim sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn, khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn

Áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt cho các bệnh nhân ngừng tim

Áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt cho các bệnh nhân ngừng tim

VOV.VN -Nhờ kỹ thuật này, các bệnh nhân ngừng tim sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn, khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn