Giao lưu với Giáo sư Australia tìm ra phương pháp mới điều trị da liễu
VOV.VN -Tác giả của những nghiên cứu, phát minh trong điều trị các bệnh về da bằng thảo dược thiên nhiên đang có mặt tại VOV tư vấn miễn phí cho quí vị.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, người mắc bệnh về da liễu ngày càng gia tăng, trong đó, nhiều căn bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, bệnh bạch bến, bệnh vảy cá… được coi là bệnh mạn tính khó chữa khỏi.
Tại châu Âu , có một nhà khoa học đã dành gần 35 năm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để ra đời phương pháp điều trị các bệnh vảy nến, da liễu bằng thảo dược thiên nhiên, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân các nước châu Âu khống chế căn bệnh nan y này một cách an toàn và hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rất cao các kết quả nghiên cứu và điều trị bằng thảo dược do ông phát minh, và khuyến cáo cho phép công bố trên 20 công trình nghiên cứu của ông tại PubMed – Thư viện Y khoa của Viện Y học quốc gia Hoa kỳ. Đây là lần đầu tiên các công trình nghiên cứu điều trị bệnh da liễu bằng thảo dược được phép công bố tại đây và tất cả các bệnh nhân trên thế giới thông qua đó đều có thể được tiếp cận được phương pháp này. Hiện tại phương pháp Dr Michaels sử dụng thảo dược điều trị bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác đang được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, châu Úc và một số nước châu Á.
Trong lần tới Việt Nam công tác giảng dạy và khám, tư vấn miễn phí cho bệnh nhân mắc các bệnh về da, chúng tôi đã mời GS.TS.BS Michael Tirant (người Australia) - là tác giả của những nghiên cứu, phát minh trong điều trị các bệnh về da bằng thảo dược thiên nhiên đến để trò chuyện về công việc cũng như tư vấn trực tiếp cho người bệnh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Minh, bác sĩ chuyên khoa - người phiên dịch và trả lời các thắc mắc của quý thính giả, quý bạn đọc dành cho GS-TS Michael Tirant.
Chương trình đang diễn ra tại VOV.
Quý vị thính giả quan tâm đến chương trình, muốn đặt câu hỏi đến các vị khách mời, xin gọi số điện thoại 043.9341040 hoặc comment trực tiếp vào dưới bài viết này.
GS, TS, BS Michael Tirant (giữa) |
Nội dung chương trình:
PV: Xin bác sĩ cho biết tỷ lệ người mắc bệnh da liễu hiện nay?
GS.TS.BSMichael Tirant: Theo tôi biết, bên Úc bệnh nhân da liễu chiếm 20% tổng số dân. Dân số thế giới cũng có tỷ lệ mắc tương tự,. Việt Nam tỷ lệ cao hơn, phổ biến là vảy nến, vảy cá, lupus ban đỏ hoặc các bệnh về tự miễn. Các bệnh này có nguyên nhân do di truyền gen, hoặc gen lạ khi tổng hợp lại thì mắc bệnh.
Các nguyên nhân làm khởi phát căn bệnh là do nhiễm trùng, stress, tiếp xúc hóa chất hoặc do tình trạng lây nhiễm. Với nhiều chủng vi khuẩn, virus phát triển và mới xuất hiện ngày càng làm cho bệnh nhân nhiễm trùng và điều trị phức tạp hơn.
PV: Khi nào bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ, thưa ông?
GS.TS.BSMichael Tirant: Khi bệnh nhân thấy các dấu hiệu bất thường trên da thì nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu trứng càng nặng thì càng khó chữa.
PV: Sau khi nghe phóng sự về những tâm sự của bệnh nhân vảy nến, ông có suy nghĩ gì, thưa bác sĩ?
GS.TS.BSMichael Tirant: Tôi rất thông cảm và có nhiều biện pháp giúp các bệnh nhân. Các bệnh lý về da tác động lớn đến cuộc sống bệnh nhân. Bệnh nhân thường mặc cảm, thậm chí trầm cảm, không tự tin và khó tiếp xúc. Tôi thường nói với gia đình bệnh nhân là nên hỗ trợ cho bệnh nhân, chúng tôi giúp điều trị y khoa nhưng gia đình cần hỗ trợ về tinh thần. Bệnh nhân thường gặp vấn đề tâm lý do mặc cảm với tình trạng bệnh.
GS, TS, BS Michael Tirant đang trả lời câu hỏi của thính giả |
PV: Hai bệnh nhân trong phóng sự mà chúng tôi đã được gặp họ chữa trị nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Theo ông, tại sao các bệnh về da lại khó điều trị như vậy?
GS.TS.BSMichael Tirant: Lý do các bệnh về da khó điều trị vì những phương pháp điều trị trước đây chỉ khu trú vào điều trị trên da nhưng da không phải là lý do chính. Bởi, ngoài da chỉ là triệu chứng, khi điều trị bên ngoài thì bệnh lý giảm nhưng không điều trị bên trong thì bệnh quay lại. Vì thế, chúng tôi phải nhắm đến điều trị nguyên nhân của căn bệnh thì mới khỏi.
PV: Trong những căn bệnh ngoài da thương gặp, thì có căn bệnh nào nguy hiểm cho tính mạng không, thưa bác sĩ?
GS.TS.BS Michael Tirant: Một số bệnh lý về da có thể ví dụ bệnh bóng nước mủ toàn thân, vảy cá, lupus ban đỏ.
Bệnh nhân bị viêm móng trước và sau điều trị |
PV: Chúng tôi được biết, sự quan tâm của Giáo sư -Tiến sĩ Tirant trong nghiên cứu, điều trị bệnh da liễu bắt đầu với căn bệnh vẩy nến từ cách đây hơn 30 năm. Vì sao ông lại lựa chọn bệnh vảy nến?
GS.TS.BSMichael Tirant: Tôi quan tâm đến điều trị vn từ những năm 80, trước tôi có người bạn gái bị mắc bệnh này và tôi biết cô ấy rất đau khổ nên tôi muốn giúp đỡ cô ấy. Tôi biết các bệnh lý như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ thường khó điều trị.
PV: Phương pháp điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa và các bệnh về da khác của ông là dùng thảo dược và các loại tinh dầu. Tại sao ông không sử dụng các phương pháp điều trị thông dụng đang được sử dụng rộng rãi tại châu Âu và trên thế giới?
GS.TS.BSMichael Tirant: Với những phương pháp điều trị hiện nay trên thế giới ngày càng có hiệu quả nhưng cũng có phản ứng phụ gây ra. Cho nên, tôi quan tâm đến phương pháp mới.
Câu hỏi của thính giả: Con trai tôi bị 12 năm rồi chữa không khỏi. Vậy giờ có chữa khỏi được không, và phải kiêng ăn uống như thế nào?
GS.TS.BS Michael Tirant: Để có thể điều trị căn bệnh này, trước hết tôi phải biết nguyên nhân kích hoạt căn bệnh. Để điều trị, chúng tôi có 2 phòng khám tại Hà Nội và TP HCM. Thực phẩm không phải là yếu tố duy nhất kích hoạt căn bệnh, nó chỉ là 1 yếu tố.
Những thức ăn làm cho mất nước hoặc lợi tiểu có hại cho bệnh vảy nến như ớt, tiêu, cà phê hoặc rượu cũng là những loại thực phẩm là cơ thể mất nước.
GS, TS, BS Michael Tirant và các cộng sự chuẩn bị cho buổi đối thoại. |
PV: Khi điều trị bằng thảo dược thành công cho những bệnh nhân vảy nến, viêm da cơ địa đầu tiên tại Australia, họ đã nói gì với ông?
GS.TS.BSMichael Tirant: Họ nói rằng, nó bảo tồn da tốt và giảm triệu chứng ngứa trên da. Điều quan trọng khi dùng thảo dược này giảm triệu chứng ngứa. Đây là điều quan trọng, vì khi mắc bệnh, bệnh nhân ngứa, gãi sẽ làm giảm quá trình lành vết thương trên da. Các loại kem bôi da giuspd diều trị cũng giảm ngứa. Thực phẩm cũng quan trọng, ví một số chứa Histamil làm kích ứng ngứa trên da.
PV: Chúng tôi được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rất cao các kết quả điều trị bằng thảo dược do ông phát minh và khuyến cáo cho phép công bố trên 20 công trình nghiên cứu của ông tại PubMed – Thư viện Y khoa của Viện Y học quốc gia Hoa kỳ. Ông có thể nói thêm về vấn đề này được không?
GS.TS.BSMichael Tirant: Các nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhiều nơi trên thế giới và được công bố ở Mỹ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay đã có hơn 20 công trình nghiên cứu được công bố.
Các biện pháp điều trị này cung cấp thêm chọn lựa cho bệnh nhân.
PV: Sau những lần đến Việt Nam công tác cũng như khám, điều trị cho bệnh nhân bị các bệnh da liễu, ông nhận thấy điều gì?
GS.TS.BSMichael Tirant: Sau nhiều lần đến Việt Nam, tôi nhận xét là mức độ nặng của bệnh nhân có trường hợp nặng hơn trường hợp ở Châu Phi, nhất là một số trẻ em mắc bệnh vảy cá. Tôi rất xúc động.
Một số trường hợp thậm chí rất nặng mà tôi chưa từng gặp. Theo tôi có một số nguyên nhân như tiếp xúc hóa chất hoặc khí hậu ẩm. Tôi đã điều trị những trường hợp này và có kết quả tốt.
PV: Từ kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị trên 30 năm mình, ông khuyến cáo gì dành cho các bệnh nhân mắc các bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, bệnh bạch biến, vảy cá… ở đất nước chúng tôi?
GS.TS.BSMichael Tirant: Như tôi đã nói, tôi đã gặp các tình trạng nặng nhiều, cần tìm yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến, trong đó quan tâm đến yếu tố siêu kháng viêm. Trong các nghiên cứu của tôi có điều thú vị, tôi thấy có liên quan nhóm máu và bệnh vảy nến. Mỗi loại nhóm máu có yếu tố gây bệnh khác nhau do đó, phải tiếp cận điều trị khác nhau, không thể áp dụng một phương pháp cho nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, cần chú ý yếu tố siêu kháng viêm ở căn bệnh này.
Do đó, cần phải có biện pháp điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân để đánh giá yếu tố kích hoạt trên bệnh nhân đó.
Bệnh nhân bị bệnh vảy cá trước và sau điều trị |
PV: Trong những nhóm máu của người Việt Nam, nhóm nào có yếu tố kịch hoạt bệnh nhiều nhất, cụ thể là vảy nến?
GS.TS.BSMichael Tirant: Không phải nhóm máu nào thì liên quan nhiều đến vảy nến mà là mỗi nhóm máu có yếu tố kích hoạt khác nhau.
Câu hỏi của Thính giả ở Hải Phòng: Khoảng 3 năm nay, bị ngứa, khoảng 3-4 ngày dùng 1 viên thuốc dị ứng thì khỏi, còn không thì ngứa lên tận đầu. Xin hỏi bác sĩ có chữa khỏi không ạ?
Trước tiên, tôi phải nói là anh có vấn đề về Histamil. Chúng ta phải tìm lý do dị ứng do phấn hoa, côn trùng hay thực phẩm. Vì vậy, trước hết cần làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây dị ứng, sau đó mới tìm phương pháp điều trị.
PV: Nhiều bệnh nhân mang thai nhưng lại bị các bệnh ngoài da, vậy có thể dùng phương pháp sử dụng thảo dược để điều trị?
GS.TS.BS Michael Tirant: Tôi có nhiều bệnh nhân bị vảy nến trong thời ký mang thai hoặc sau sinh. Các bệnh nhân này đều có thể điều trị bằng phương pháp của tôi. Bởi các loại kem bôi an toàn cho bệnh nhân. Ngoài ra, qua nghiên cứu, tôi đã kiểm tra độ an toàn của sản phẩm. Một số phụ nữ có thai không muốn sử dụng thuốc trong khi mang thai, sau khi sinh thì họ có thể quay trở lại phương pháp điều trị này.
PV: Những người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với phương pháp điều trị của ông không?
GS.TS.BSMichael Tirant: Họ hoàn toàn có thể. Anh Dũng và Khang - là những đồng nghiệp của tôi, rất sẵn lòng và mong muốn giúp đỡ bệnh nhân.
Bệnh nhân bị vảy nến trước và sau điều trị |
PV: Chúng tôi muốn hỏi về kế hoạch dài hạn của ông với các nghiên cứu này?
GS.TS.BS Michael Tirant: Các công trình nghiên cứu sắp tới vẫn tập trung vào các yếu tố kích hoạt căn bệnh. Bệnh vảy nến có yếu tố liên quan về gen, chúng ta không thể sửa chữa gen được. Chữa ngứa ngoài da chỉ là chữa bệnh lý, chính vì thế, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu, điều trị căn nguyên của bệnh.
PV: Có băn khoăn là trong gia đình ông bà không mắc, bố mẹ cũng không nhưng con cháu họ lại mắc bệnh vảy nến và nhiều bệnh ngoài da khác. Điều này cần được lý giải như thế nào, thưa bác sĩ?
GS.TS.BSMichael Tirant: Lý do là ở ông bà không mắc bênh nhưng họ mang gen lặn tiềm ẩn căn bệnh này, được truyền qua nhiều thế hệ, phía người bố và mẹ cùng mang gen lặn này nên khi tổ hợp lại thì đứa con mắc bệnh.
PV: Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình!/.
GS.TS.BSMichael Tirant trả lời câu hỏi của độc giả gửi qua email
Cháu đi khám, bác sĩ nói bị viêm da á sừng, đã có thuốc nhưng chưa khỏi. Xin hỏi bác sĩ chữa bệnh vảy nến là bệnh của cháu nên điều trị như thế nào để dứt điểm, không bị tái phát ạ? (Trần Minh Tuấn, minhtuantr@gmail.com)
GS, TS, BS Michael Tirant: Để có thể điều trị khỏi tình trạng bệnh tốt nhất bạn nên đến phòng khám của chúng tôi tại địa chỉ: 114A Mai Hắc Đế, Hà Nội (ĐT: 39906484) và tại TP HCM: 87 Trần Não, Phường Bình An, Q2, TP HCM.
Cháu xin hỏi là bệnh vảy nến có thể chữa trị dứt điểm được dứt điểm không ạ? Nếu bị tái phát thì phải làm sao ạ? Ở đâu có thể điều trị tốt nhất, không phải đi lại, tốn kém nhiều ạ? (thuynga@gmail.com)
GS, TS, BS Michael Tirant: Bệnh vẩy nến là một bệnh có nguyên nhân là do yếu tố về gen, do đó không ai có thể chữa được gen của bệnh nhân nhưng chúng ta làm cho gen bất hoạt của nó. Muốn như vậy, chúng ta phải tìm yếu tố kích hoạt căn bệnh ngoài da mỗi khi bệnh bùng phát để ngăn ngừa nó.
Mùa Đông cháu hay bị bong da chân và có vứt nứt ở chân. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì và phải điều trị, uống thuốc như thế nào? (minhhueha@gmail.com)
GS, TS, BS Michael Tirant: Vùng da chân rất dễ bị nứt nẻ là do chúng ta đi lại. Vì vậy, chúng tôi có những sản phẩm làm mềm da, các loại kem dưỡng ẩm để làm cho da không bị nứt nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân nứt nẻ của nó.
Khi bệnh nhân bị sừng da hoặc da bong vẩy có nghĩa bệnh nhân đang bị mất nước. Lúc đó, nếu bệnh nhân uống nước đầy đủ hàng ngày không đỡ thì chúng ta phải tìm hiểu xem bệnh nhân có ăn những thực phẩm làm cho cơ thể bị mất nước hay không. Những loại thực phẩm làm cho cơ thể bị mất nước như: ăn quá nhiều đồ chiên rán, cà phê, đồ ăn mặn…
Cứ đến mùa hè là tay cháu cứ nổi mụn đỏ li ti ở 1 góc, có lúc đau rát, ngứa. Xin bác sĩ cho biết đấy là bệnh gì và cho thuốc điều trị đặc hiệu ạ? (ngthutrangac@gmail.com)
GS, TS, BS Michael Tirant: Để chẩn đoán bệnh của bệnh nhân một cách hiệu quả, tôi phải trực tiếp thăm khám cụ thể. Tôi còn ở Hà Nội đến hết ngày mai (21/8) hoặc nếu không kịp bạn có thể để địa chỉ phòng khám của chúng tôi để các bác sĩ thăm khám cụ thể.
PV: Xin ông cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa cũng như những loại thức ăn nào thì nên kiêng?
GS.TS.BS Michael Tirant: Có nhiều loại thực phẩm mà người bị bệnh vảy nến, và viêm da cơ địa nên dùng như ăn các loại rau xanh: cải bó xôi, salat… Ngoài ra, có một số thực phẩm chứa chất dầu như: dầu cá, dầu của cây lanh. Nếu bệnh nhân muốn ăn cá thì có thể ăn cá hồi, cá mòi.
Các loại thực phẩm không nên sử dụng được chia làm 2 loại:
- Loại thứ nhất là các loại thức ăn làm cho lợi tiểu, làm nóng trong người như: Ớt, hạt tiêu, các loại gia vị, bột cà ri, gừng, trà, cà phê, rượu.
- Loại thứ hai là các loại thực phẩm chứa chất histamin (chất gây viêm da và dị ứng): cà chua, các loại rau chứa chất histamin.
Chúng ta không thể nói bệnh nhân ngưng hoàn toàn các loại thực phẩm này nhưng họ nên cân bằng lại chế độ ăn.
Ngoài ra, có những loai thực phẩm mà bệnh nhân ở một số nhóm máu không nên sử dụng.
Câu hỏi của thính giả: Năm nay tôi 25 tuổi. Năm 12 tuổi, tôi bị bệnh bạch biến. Bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị của bệnh bạch biến?
GS.TS.BSMichael Tirant: Có khoảng 20% bệnh nhân bị bệnh bạch biến có sự cải thiện sau khi được điều trị.
Bệnh bạch biến rất khó điều trị vì đây là bệnh tự miễn. Vì vậy, người bị bệnh phải ngăn không có những vết bạch biến lan rộng ra. Sau khi điều trị được yếu tố khởi phát thì sắc tố sẽ quay trở lại trên da. Đầu tiên, người bệnh phải dùng thuốc ngăn vết bạch biến lan rộng, rồi sau đó sắc tố da sẽ được cải thiện.
Điều trị theo cách thức này cho thấy, một số bệnh nhân bị bệnh bạch biến được hồi phục hoàn toàn nhưng cũng có khoảng 20% bệnh nhân chỉ cải thiện được một phần.
Bệnh bạch biến là bệnh tự miễn nên yếu tố siêu kháng nguyên có tác động rất lớn đối với bệnh nhân nên chúng ta phải tìm yếu tố siêu kháng nguyên./.