Giật mình trước những tác hại ít biết từ gừng

VOV.VN - Gừng có tác dụng chữa được nhiều bệnh nhưng nó cũng có thể mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu sử dụng không đúng liều lượng.

Dù được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, gừng vẫn có thể mang lại những tác hại ít người biết.

Gây loãng máu: Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu.

Dị ứng: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở, tắc nghẽn đường thở, tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào những hợp này, bạn cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện kiểm tra.

Gây ngứa rát và làm khô da: Sử dụng gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt sau đó lan rộng dần xuống các vùng da khác trên cơ thể.

Gây nhạy cảm về thị giác: Ăn nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, những người có xu hướng dễ bị mắc triệu chứng kể trên không nên ăn gừng để tránh gây hại cho mắt.

Rối loạn nhịp tim: Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng gừng dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim nếu uống quá nhiều.

Tương tác với quá trình gây mê: Gừng có khả năng phản ứng với các tác nhân gây mê dùng trong phẫu thuật. Điều này dẫn đến những phản ứng có hại như gây chảy máu hoặc khiến vết thương lâu lành. Chính vì vậy, cần loại bỏ gừng khỏi thực đơn của bệnh nhân 1 tuần trước cuộc phẫu thuật.


Trà gừng là một thức uống thơm ngon được nhiều người yêu thích. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.


Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín. Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.


Người bị say nắng không nên ăn gừng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.


Người đau dạ dày, đại tràng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.


Phụ nữ có thai: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.


Người mắc bệnh về gan: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.


Người mắc bệnh sỏi mật: Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức bởi sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật.


Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.


Người có thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những công dụng đặc biệt của củ gừng
Những công dụng đặc biệt của củ gừng

Ngoài giá trị về dinh dưỡng, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như: giải tỏa stress, chữa đau bụng kinh...

Những công dụng đặc biệt của củ gừng

Những công dụng đặc biệt của củ gừng

Ngoài giá trị về dinh dưỡng, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như: giải tỏa stress, chữa đau bụng kinh...

Làm đẹp toàn diện với củ gừng tươi
Làm đẹp toàn diện với củ gừng tươi

Gừng tươi có thể giúp làm mờ sẹo, giúp làn da được tươi trẻ và giảm thiểu tình trạng gàu và rụng tóc...

Làm đẹp toàn diện với củ gừng tươi

Làm đẹp toàn diện với củ gừng tươi

Gừng tươi có thể giúp làm mờ sẹo, giúp làn da được tươi trẻ và giảm thiểu tình trạng gàu và rụng tóc...

5 lợi ích của gừng với sắc đẹp
5 lợi ích của gừng với sắc đẹp

Gừng không những là một loại gia vị có hương thơm đặc biệt mà còn đem lại các lợi ích ít biết hơn cho sắc đẹp.

5 lợi ích của gừng với sắc đẹp

5 lợi ích của gừng với sắc đẹp

Gừng không những là một loại gia vị có hương thơm đặc biệt mà còn đem lại các lợi ích ít biết hơn cho sắc đẹp.

Gừng - bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ
Gừng - bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.

Gừng - bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Gừng - bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.

Những lợi ích sức khỏe của gừng
Những lợi ích sức khỏe của gừng

Bên cạnh tác dụng chống nôn và buồn nôn, gừng còn có 6 tác dụng khác nhau như: Giảm đau và viêm; Kích thích tuần hoàn; Ức chế vi rút cảm lạnh...  

Những lợi ích sức khỏe của gừng

Những lợi ích sức khỏe của gừng

Bên cạnh tác dụng chống nôn và buồn nôn, gừng còn có 6 tác dụng khác nhau như: Giảm đau và viêm; Kích thích tuần hoàn; Ức chế vi rút cảm lạnh...