Hạ Long linh hoạt để xóa “vùng lõm” tiêm chủng

VOV.VN - Chiều 11/2, Trung tâm y tế thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tiến hành tiêm chủng bổ sung vaccine sởi cho người dân tại khu 8, phường Hà Phong. Đây là khu vực vừa phát hiện chùm ca bệnh sởi.

 

Khu tái định cư làng chài (khu dân cư số 8) phường Hà Phong là nơi sinh sống của nhiều ngư dân được di dời từ các làng chài lên bờ gần 10 năm trước. Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp, người dân thường xuyên đi biển khiến việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại đây chưa được thực hiện đầy đủ. Chỉ đến khi ghi nhận chùm ca bệnh sởi liên tiếp tại làng chài từ ngày 31/01 (tức mùng 1 Tết âm lịch) đến nay, nhiều gia đình mới đưa con em đi tiêm phòng.

Chị Dương Thị Dậu (SN 1990) và chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1991), người dân khu 8, phường Hà Phong cho biết:

“Có dịch sởi tôi cũng lo. Con tôi sinh năm 2014, năm nay 10 tuổi nhưng vẫn chưa tiêm hết các mũi. Giờ cứ phường gọi là đi tiêm”.

“Nhà tôi có 2 cháu lớp 5 và 3 tuổi, cũng chưa tiêm được đầy đủ. Do mình cứ đi biển nên không nắm được lịch, không tiêm được cho các con nhất là cháu lớp 5 ở dưới bè nên không có chỗ tiêm. Hôm nay về ăn rằm nên các cô y tá ở phường gọi đi tiêm”.

Hàng năm, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vẫn đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng vẫn còn khoảng 5-8% trẻ em chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, ngay từ đầu năm nay, địa phương đã giám sát 50 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó, 32 ca có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sởi.

Riêng tại TP Hạ Long, tính từ ngày ghi nhận ca sởi đầu tiên cho đến hết 11/2, đã xác định 40 ca dương tính và có biểu hiện lâm sàng; tập trung phần lớn tại khu 8, phường Hà Phong, trong đó có một số ca phải nhập viện điều trị.

Bác sỹ Vương Thanh Nga, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hà Phong nói: “Chúng tôi có khai thác một số trường hợp thì được biết: Cả gia đình cùng 2-3 thế hệ ở với nhau. Ông bà không cho đi tiêm. Kể cả hôm nay, đi tiêm ông bà cũng nói là “sẽ đánh cả bố cả mẹ chứ không phải đánh con đâu”, thế nhưng mà mẹ cháu nhận thức được tầm quan trọng của bệnh sởi và thấy dịch bệnh mà hàng xóm bị như thế nên mẹ cháu cũng lo và bố mẹ đưa con đi tiêm. Bên cạnh đó cũng tranh thủ vận động ông bà là tình trạng bị như thế, mắc bệnh sởi là bệnh lây qua đường hô hấp như bệnh COVID-19, người mắc nặng người mắc nhẹ nhưng mình phải nâng cao đề kháng của mình lên bằng tiêm vaccine. Họ cũng đã nhận thức được ra và khi về họ đưa thêm 1 bạn nữa đến tiêm”.

Bà Dương Thu Hà, Phụ trách Khoa kiểm soát dịch bệnh, phòng chống HIV - AIDS, Trung tâm y tế thành phố Hạ Long cho rằng để xóa bỏ “vùng lõm” tiêm chủng, ngành y tế cần tăng cường giám sát, rà soát danh sách trẻ em chưa tiêm đủ mũi, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục chỉ đạo rà soát những đối tượng cần được tiêm chủng và  sẽ triển khai không chỉ 1-2 buổi mà nhiều buổi tiêm chủng nữa. Vì là vùng lõm của tiêm chủng nên chúng tôi hướng tới chỉ đạo, một năm ít nhất 1-2 tổ chức tiêm chủng tại khu 8 và trong những dịp thuận lợi mà bà con đi biển về, ví dụ như ngày mùng 1 và hôm rằm sẽ tiêm tất cả các mũi khi có vaccine tiêm chủng thường xuyên”, bà Hà nói.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng, đặc biệt có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị lực. Việc tiêm chủng đầy đủ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Điện Biên, Yên Bái chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm
Người dân Điện Biên, Yên Bái chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm

VOV.VN - Trước tình hình dịch cúm có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, người dân Điện Biên đã chủ động đi tiêm vaccine để phòng bệnh. Tại nhiều điểm tiêm chủng trên địa bàn, ghi nhận lượng người đến tiêm tăng mạnh.

Người dân Điện Biên, Yên Bái chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm

Người dân Điện Biên, Yên Bái chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm

VOV.VN - Trước tình hình dịch cúm có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, người dân Điện Biên đã chủ động đi tiêm vaccine để phòng bệnh. Tại nhiều điểm tiêm chủng trên địa bàn, ghi nhận lượng người đến tiêm tăng mạnh.

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?
Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

VOV.VN - Vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh.

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

VOV.VN - Vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh.

Một số loại ung thư có thể phòng ngừa bằng vaccine
Một số loại ung thư có thể phòng ngừa bằng vaccine

VOV.VN - Dưới đây là các loại vaccine phòng ngừa ung thư cùng cơ chế hoạt động của chúng và những tiến bộ nghiên cứu hiện tại.

Một số loại ung thư có thể phòng ngừa bằng vaccine

Một số loại ung thư có thể phòng ngừa bằng vaccine

VOV.VN - Dưới đây là các loại vaccine phòng ngừa ung thư cùng cơ chế hoạt động của chúng và những tiến bộ nghiên cứu hiện tại.