Hy vọng cho người bệnh Parkinson

VOV.VN -Parkinson là bệnh có những biểu hiện lâm sàng với biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế.

Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh và tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Nhiều trường hợp đáp ứng kém với điều trị bằng các phương pháp thông thường.

Bệnh phải dùng thuốc suốt đời

Parkinson là bệnh có những biểu hiện lâm sàng là triệu chứng vận động với biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, bệnh nhân (BN) đi lại dễ bị ngã. Triệu chứng ngoài vận động liên quan đến trầm cảm, tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật…

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trung tâm phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức (Hà Nội) cho biết, khi bị mắc chứng bệnh này, với những BN ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo có việc co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến việc hạn chế vận động.

Ở những giai đoạn sau khi bệnh, khi triệu chứng nặng dần lên, run và cứng cơ nhiều hơn khiến BN bị mất ổn định về tư thế, dễ bị ngã khi đi lại. ngay những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không thể tự làm được. Người mắc bệnh Parkinson còn hay gặp các triệu chứng ngoài vận động như tiểu đêm, táo bón, trầm cảm…

Nguyên nhân của bệnh Parkinson chưa rõ ràng và được chia làm 4 nhóm: nhóm tự phát (hay không rõ căn nguyên) chiếm đa số, nhóm bệnh thứ phát do nhiễm độc, do việc sử dụng thuốc hoặc nhiễm virus…, nhóm căn nguyên do di truyền và Parkinson đi kèm với các bệnh lý thoái hóa đa hệ thống khác.

TS. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở những giai đoạn đầu, việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả ấn tượng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ trăng mật” (thường là 4-5 năm từ khi khởi phát bệnh). Tuy nhiên ở những giai đoạn sau này việc đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần, BN có xu hướng phải tăng liều điều trị và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng do việc sử dụng thuốc.

“Gần đây, một số nước đã áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu - đây là phương pháp mới mà ở Việt Nam đã áp dụng thành công cho khoảng 20 trường hợp tại các bệnh viện khu vực phía Nam. Ở BV Việt Đức, Trung tâm Phẫu thuật thần kinh đang dự định triển khai phương pháp này với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước”, TS. Anh Tuấn chia sẻ.

TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng lưu ý, người mắc Parkinson ngoài việc dùng thuốc, cần kết hợp với các phương pháp khác như chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, tập vận động…

“Cứu cánh” cho người bệnh Parkinson giai đoạn muộn

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức cho biết, kỹ thuật “kích thích não sâu” là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất điều trị bệnh Parkinson và một số các rối loạn vận động khác. Các nước châu Âu và Mỹ khuyến cáo sử dụng kỹ thuật này để điều trị BN Parkinson ở giai đoạn không đáp ứng với thuốc. Với những thiết bị Việt Nam có, giá thành sẽ giảm nhiều, chi phí có thể chỉ khoảng hơn 20.000 USD (bằng 1/3 so với nước ngoài).

Theo thống kê không đầy đủ, miền Bắc có khoảng 15.000 BN Parkinson, chính vì vậy, 2 năm gần đây, BV Việt Đức đã có ý định thực hiện kỹ thuật kích thích não sâu và cử bác sĩ ra nước ngoài học kỹ thuật này.

Theo PGS. TS Đồng Văn Hệ, để thực hiện được phương pháp kỹ thuật kích thích não sâu, bệnh viện phải thành lập 1 nhóm cùng làm việc bởi đây là kỹ thuật khó, cần phối kết hợp rất nhiều chuyên ngành, chuyên khoa: như ngoại thần kinh, nội thần kinh, chẩn đoán hình ảnh và một số chăm sóc đặc biệt. “Tới đây chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn BN, lựa chọn kỹ thuật và đưa ra được kế hoạch cụ thể chi tiết để thực hiện kỹ thuật kích thích não sâu này. Tại thời điểm này, chúng tôi đang gấp rút hoàn thành những công việc giai đoạn cuối cùng. Hy vọng, cuối năm 2016 chúng tôi có thể thực hiện được ca đầu tiên”, PGS.TS Đồng Văn Hệ cho biết.

Phẫu thuật kích thích não sâu là một phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (còn gọi điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó. Tuổi thọ pin trung bình khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giới khoa học Ba Lan tìm ra cơ chế gây bệnh Alzheimer và Parkinson
Giới khoa học Ba Lan tìm ra cơ chế gây bệnh Alzheimer và Parkinson

VOV.VN - Các nhà khoa học Ba Lan đã có bước đột phá giúp con người hiểu rõ hơn cơ chế gây ra căn bệnh mất trí nhớ và liệt rung (Alzheimer và Parkinson).

Giới khoa học Ba Lan tìm ra cơ chế gây bệnh Alzheimer và Parkinson

Giới khoa học Ba Lan tìm ra cơ chế gây bệnh Alzheimer và Parkinson

VOV.VN - Các nhà khoa học Ba Lan đã có bước đột phá giúp con người hiểu rõ hơn cơ chế gây ra căn bệnh mất trí nhớ và liệt rung (Alzheimer và Parkinson).

Học sinh bị trầm cảm, bạo lực, tự tử: Đâu là nguyên nhân?
Học sinh bị trầm cảm, bạo lực, tự tử: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Nhiều gia đình quá kỳ vọng, bắt con học quá nhiều, bỏ bê hoặc nuông chiều con… khiến học sinh mụ mẫm, vô cảm, căng thẳng về tâm lý.

Học sinh bị trầm cảm, bạo lực, tự tử: Đâu là nguyên nhân?

Học sinh bị trầm cảm, bạo lực, tự tử: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Nhiều gia đình quá kỳ vọng, bắt con học quá nhiều, bỏ bê hoặc nuông chiều con… khiến học sinh mụ mẫm, vô cảm, căng thẳng về tâm lý.

Chống trầm cảm từ thực phẩm
Chống trầm cảm từ thực phẩm

VOV.VN - Thực phẩm ngoài cung cấp dinh dưỡng còn giúp cơ thể con người chống lại nhiều bệnh tật trong đó bao gồm cả trầm cảm.

Chống trầm cảm từ thực phẩm

Chống trầm cảm từ thực phẩm

VOV.VN - Thực phẩm ngoài cung cấp dinh dưỡng còn giúp cơ thể con người chống lại nhiều bệnh tật trong đó bao gồm cả trầm cảm.

Bác sĩ gốc Việt chữa thành công bệnh parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ
Bác sĩ gốc Việt chữa thành công bệnh parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ

VOV.VN - Một bác sĩ gốc Việt đã chữa thành công bệnh parkinson cho một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ và được tờ The Orange County Register giới thiệu.

Bác sĩ gốc Việt chữa thành công bệnh parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ

Bác sĩ gốc Việt chữa thành công bệnh parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ

VOV.VN - Một bác sĩ gốc Việt đã chữa thành công bệnh parkinson cho một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ và được tờ The Orange County Register giới thiệu.

Bác sĩ gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson quốc tế
Bác sĩ gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson quốc tế

VOV-Trung tuần tháng 12/2015, bác sĩ Daniel Trương (người Việt ở Mỹ), chuyên gia thần kinh học nổi tiếng đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson.

Bác sĩ gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson quốc tế

Bác sĩ gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson quốc tế

VOV-Trung tuần tháng 12/2015, bác sĩ Daniel Trương (người Việt ở Mỹ), chuyên gia thần kinh học nổi tiếng đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Parkinson.

Cách nhận biết, phòng ngừa biến chứng bệnh Parkinson
Cách nhận biết, phòng ngừa biến chứng bệnh Parkinson

VOV.VN - Parkinson là bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề.

Cách nhận biết, phòng ngừa biến chứng bệnh Parkinson

Cách nhận biết, phòng ngừa biến chứng bệnh Parkinson

VOV.VN - Parkinson là bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề.

Ăn cá có thể chống trầm cảm
Ăn cá có thể chống trầm cảm

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ăn nhiều cá có thể chống lại được chứng trầm cảm.

Ăn cá có thể chống trầm cảm

Ăn cá có thể chống trầm cảm

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ăn nhiều cá có thể chống lại được chứng trầm cảm.

Ăn cá ngừa bệnh thần kinh, tiểu đường
Ăn cá ngừa bệnh thần kinh, tiểu đường

Ăn cá và các chế phẩm từ cá không chỉ giúp cải thiện chức năng nhận thức mà còn giúp giảm nguy cơ bị các rối loạn tâm thần, bệnh tim.

Ăn cá ngừa bệnh thần kinh, tiểu đường

Ăn cá ngừa bệnh thần kinh, tiểu đường

Ăn cá và các chế phẩm từ cá không chỉ giúp cải thiện chức năng nhận thức mà còn giúp giảm nguy cơ bị các rối loạn tâm thần, bệnh tim.