Khoảng thời gian lý tưởng nên nhịn ăn để có kết quả xét nghiệm máu chính xác

VOV.VN - Việc nhịn ăn trong một khoảng thời gian cố định trước khi xét nghiệm máu là điều cần thiết để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm máu có thể cung cấp các thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe cơ bản của bạn. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể.

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm cơ bản được chỉ định cho một số tình trạng sức khỏe khác nhau, từ bệnh tiểu đường đến đo mức độ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Việc nhịn ăn trong một khoảng thời gian cố định trước khi xét nghiệm máu là điều cần thiết để có kết quả chính xác.

Tại sao nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu lại quan trọng

Nhịn ăn có nghĩa là tránh ăn và uống bất cứ thứ gì (kể cả nước) trong một khoảng thời gian cố định trước khi xét nghiệm. Bởi vì khi ăn, glucose được cơ thể sản xuất từ ​​thức ăn sẽ đi vào máu và làm thay đổi nồng độ các thành phần của máu. Điều này có thể làm thay đổi mức độ của một số chất trong máu như đường, sắt, cholesterol, dẫn đến kết quả không chính xác.

Một người cần nhịn ăn trong bao lâu?

Không phải tất cả các loại xét nghiệm máu đều yêu cầu bạn nhịn ăn, một số xét nghiệm lại chỉ được thực hiện khi bụng no. Vì thế khi bạn đã được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu thì hãy hỏi bác sỹ xem bạn có cần nhịn ăn không và trong bao lâu.

Thông thường, thời gian nhịn ăn thường dao động từ 8 đến 12 giờ, tùy thuộc vào xét nghiệm bạn sẽ thực hiện. Để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào thì bạn nên hỏi lại người chỉ định thực hiện xét nghiệm cho bạn. Trong mọi trường hợp, tốt hơn là bạn nên nhịn ăn trong 12 giờ để có kết quả chính xác.

Ngoài nhịn ăn, cần tránh một số việc trước khi xét nghiệm máu

Không chỉ nhịn ăn, bạn cũng cần ngừng uống thuốc trước khi làm một số xét nghiệm như kiểm tra tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin B12. Cùng với việc nhịn ăn trong 12 giờ, bạn cũng cần tránh uống thuốc trong 24 giờ trước khi xét nghiệm vì nó có thể làm thay đổi kết quả. Ngoài ra, uống rượu, hút thuốc, uống caffein và tập thể dục cũng không được khuyến khích trước khi xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm máu thông thường mà bạn bắt buộc phải nhịn ăn

Một số xét nghiệm máu phổ biến mà bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn, thế nhưng tốt hơn hết bạn nên xác nhận lại với bác sỹ về thời gian nhịn ăn trước khi thực hiện một số các xét nghiệm:

  • Kiểm tra đường huyết lúc đói
  • Kiểm tra cholesterol
  • Thử nghiệm gamma-glutamyl transferase
  • Xét nghiệm sắt trong máu
  • Kiểm tra mức chất béo trung tính
  • Kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL)
  • Kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ thấp (LDL)
  • Bảng trao đổi chất cơ bản
  • Bảng chức năng thận
  • Bảng lipoprotein

Phải làm gì nếu bạn vô tình ăn uống trước khi xét nghiệm

Nếu chẳng may bạn vô tình ăn hoặc uống bất cứ đồ nào có chứa calo trước khi làm xét nghiệm thì hãy thông báo cho bác sỹ của bạn. Tùy thuộc vào từng xét nghiệm sức khỏe mà nhân viên y tế sẽ biết liệu bạn có nên tiếp tục kiểm tra trong ngày hôm đó hoặc sẽ quay lại vào hôm sau. Giống như nếu bạn ăn sáng trước khi làm xét nghiệm cholesterol, bạn có thể không cần dời lịch xét nghiệm máu, nhưng đối với xét nghiệm đường huyết, bạn có thể phải đặt lịch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không nhất thiết phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh
Không nhất thiết phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh

VOV.VN - Ngày 28/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

Không nhất thiết phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh

Không nhất thiết phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh

VOV.VN - Ngày 28/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

Kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà có thể gây hại nếu không được bảo quản an toàn
Kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà có thể gây hại nếu không được bảo quản an toàn

VOV.VN - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo, kit xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể gây hại nếu chúng không được sử dụng đúng. Do đó, cần một số biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn chặn những tình huống xấu trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà có thể gây hại nếu không được bảo quản an toàn

Kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà có thể gây hại nếu không được bảo quản an toàn

VOV.VN - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo, kit xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể gây hại nếu chúng không được sử dụng đúng. Do đó, cần một số biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn chặn những tình huống xấu trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Bệnh nhân COVID-19 có xét nghiệm âm tính đã an toàn?​​​​​​​
Bệnh nhân COVID-19 có xét nghiệm âm tính đã an toàn?​​​​​​​

VOV.VN - Bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi có xét nghiệm âm tính cũng chưa thể yên tâm, do đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khỏi bệnh vẫn cần tuân thủ 5K. Trong trường hợp người bệnh bị sốt, trở nặng hay biểu hiện bất thường phải đến cơ sở y tế để kiểm tra lại sức khỏe.

Bệnh nhân COVID-19 có xét nghiệm âm tính đã an toàn?​​​​​​​

Bệnh nhân COVID-19 có xét nghiệm âm tính đã an toàn?​​​​​​​

VOV.VN - Bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi có xét nghiệm âm tính cũng chưa thể yên tâm, do đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khỏi bệnh vẫn cần tuân thủ 5K. Trong trường hợp người bệnh bị sốt, trở nặng hay biểu hiện bất thường phải đến cơ sở y tế để kiểm tra lại sức khỏe.

Lý giải hiện tượng xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù phơi nhiễm với virus
Lý giải hiện tượng xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù phơi nhiễm với virus

VOV.VN - Một nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người từng bị SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể nhưng tế bào T trong hệ miễn dịch đã loại bỏ virus ở giai đoạn sớm nhất, dẫn tới kết quả âm tính với xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng thể.

Lý giải hiện tượng xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù phơi nhiễm với virus

Lý giải hiện tượng xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù phơi nhiễm với virus

VOV.VN - Một nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người từng bị SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể nhưng tế bào T trong hệ miễn dịch đã loại bỏ virus ở giai đoạn sớm nhất, dẫn tới kết quả âm tính với xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng thể.