Mẹ thiếu máu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ em

VOV.VN - Theo một nghiên cứu được thực hiện ở vùng nông thôn Ấn Độ, trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu trong thời thơ ấu.

Nghiên cứu được công bố năm 2020 trên Tạp chí PloS One cho thấy, thiếu máu (đặc trưng bởi nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu thấp hơn bình thường) là một tình trạng thách thức sức khỏe cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh là 47% ở phụ nữ không mang thai và 52% ở phụ nữ mang thai tại Nam Á và Đông Nam Á. Các triệu chứng của thiếu máu bao gồm suy nhược, khó thở, chóng mặt và nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Theo phát hiện mới nhất được công bố vào tháng 11 trên Tạp chí BMJ Open, thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai không gây chậm phát triển hay tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 1.000 cặp mẹ con từ 140 ngôi làng ở quận Madhepura, Bihar, Ấn Độ. Họ đã đánh giá ảnh hưởng của thiếu máu khi mang thai đối với sự phát triển của trẻ trong thời thơ ấu, mức độ hemoglobin ở trẻ và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Nghiên cứu phát hiện, nồng độ hemoglobin của phụ nữ trong thời kỳ mang thai và thiếu máu khi mang thai có mối liên hệ chặt chẽ với nồng độ hemoglobin ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ sinh ra từ phụ nữ mang thai bị thiếu máu mức độ vừa và nặng, có mức độ hemoglobin giảm so với trẻ sinh ra từ phụ nữ không bị thiếu máu.

Tiến sĩ Esther Heesemann, nhà nghiên cứu tại Đại học Mannheim (Đức), cho biết, tình trạng thiếu máu khi mang thai đang phổ biến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhiều phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai đã bị suy dinh dưỡng và không được cung cấp đủ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng thiếu hụt xuyên suốt quá trình mang thai. Mối tương quan chặt chẽ giữa tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai và thiếu máu ở con của họ là rất đáng lo ngại.

Bà Heesemann khuyến nghị: “Hệ thống y tế công cộng cần đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều được tiếp cận khám thai để ngăn chặn quá trình chuyển đổi giữa các thế hệ về tình trạng sức khỏe kém”.

Các nhà nghiên cứu giải thích, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm cả Ấn Độ, thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu. Sự thiếu hụt axit folic, vitamin B12 và vitamin A có thể dẫn đến thiếu máu cũng như các bệnh nhiễm trùng và rối loạn di truyền.

Tiến sĩ Agnimita GiriSarkar, bác sĩ nhi khoa tại Viện Sức khỏe Trẻ em ở Kolkata (Ấn Độ), chia sẻ: “Nghiên cứu này rất thú vị khi chỉ ra mối liên hệ giữa thiếu máu ở mẹ và ở trẻ sơ sinh. Nếu các biện pháp thích hợp được thực hiện trong thời kỳ mang thai để chống lại tình trạng thiếu máu thì chúng ta sẽ có thể giảm thiểu tình trạng này ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thiếu máu khi mang thai có thể là một yếu tố dẫn đến trẻ nhẹ cân và sinh non. Đó là lý do tại sao những bà mẹ thiếu máu thường sinh ra những đứa trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe trong thời thơ ấu”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều cần biết trước khi bổ sung vitamin trong thời kì mang thai
Những điều cần biết trước khi bổ sung vitamin trong thời kì mang thai

VOV.VN - Mặc dù bổ sung vitamin trước sinh là một việc làm quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiểu rõ về việc này.

Những điều cần biết trước khi bổ sung vitamin trong thời kì mang thai

Những điều cần biết trước khi bổ sung vitamin trong thời kì mang thai

VOV.VN - Mặc dù bổ sung vitamin trước sinh là một việc làm quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiểu rõ về việc này.

Đối phó với bệnh tiểu đường trong thai kì
Đối phó với bệnh tiểu đường trong thai kì

VOV.VN -  Phụ nữ bị cao huyết áp,có tiền sử gia đình và thừa cân có nguy cơ cao hơn. Đây là cách để đối phó với bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.

Đối phó với bệnh tiểu đường trong thai kì

Đối phó với bệnh tiểu đường trong thai kì

VOV.VN -  Phụ nữ bị cao huyết áp,có tiền sử gia đình và thừa cân có nguy cơ cao hơn. Đây là cách để đối phó với bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.