Nguyên nhân khiến bạn tăng cân vù vù dù đã ăn kiêng và tập thể dục
Thứ Bảy, 06:47, 03/03/2018
VOV.VN - Nếu bạn đã cố gắng ăn kiêng, tập thể dục hàng ngày nhưng vẫn tăng cân. Rất có thể là do những nguyên nhân này.
Thay đổi nội tiết: Trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, cơ thể cô ấy trải qua những thay đổi hormone khi dậy thì, mang thai, sinh nở và mãn kinh. Tất cả các quá trình này ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và có thể gây ra tăng cân. Bước 1: Tăng dần số lượng và cường độ hoạt động thể chất của bạn. Một vài bài tập cho một phụ nữ trẻ không phải lúc nào cũng phù hợp với phụ nữ trên 40 tuổi. Bước 2: Hỏi ý kiến bác sĩ. Các xét nghiệm y khoa từ các chuyên gia là hoàn toàn cần thiết để bạn biết mình cần gì trong giai đoạn thay đổi hormone. |
Ăn quá nhiều trái cây: Trái cây được coi là một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại trái cây có nhiều calo và chứa nhiều đường, như glucose, fructose và sucrose. Ăn quá nhiều calo từ trái cây có thể là lý do tại sao cân nặng của bạn không giảm. Bước 1: Thay những đồ ngọt như bánh và sôcôla với trái cây yêu thích của bạn nhưng không ăn quá nhiều. Bước 2: Hãy nhớ rằng các loại trái cây khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Táo xanh, cùng với bưởi, lựu, và dứa chứa ít calo nhất. |
Các vấn đề về sức khoẻ: Tăng cân cũng có thể là do các vấn đề về đường tiêu hóa, buồng trứng đa nang và sự hoạt động của tuyến giáp làm chậm quá trình sản sinh hormone. Bước 1: Chú ý đến bất cứ điều gì gây ra sự khó chịu về thể chất trong ngày. Bước 2: Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia sẽ phân tích các triệu chứng của bạn, xác định nguyên nhân và sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp. |
Dùng thuốc: Nó thường xảy do các tác dụng phụ của thuốc. Thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, steroid, thuốc chẹn beta được kê toa để điều trị một số bệnh lý là những loại thuốc làm cho người ta tăng cân. Bước 1: Chú ý các phản ứng phụ có thể có của mỗi loại thuốc trước khi bạn bắt đầu dùng nó. Sau đó chú ý đến cảm giác của bạn sau khi uống thuốc. Bước 2: Nếu bạn nghi ngờ rằng một số loại thuốc làm bạn tăng cân, đừng ngần ngại gặp bác sĩ của bạn và yêu cầu họ kê đơn khác. |
Ăn nhiều: Căng thẳng rất có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Sự phụ thuộc về cảm xúc vào thức ăn có thể có những hình thức rất khác nhau. Ví dụ: "Sôcôla là một chất kích thích tâm trạng". Thực phẩm là thuốc chống trầm cảm, thực phẩm ngon mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực Bước 1: Cố gắng tìm ra sự khác nhau giữa các loại đói mà bạn đang cảm nhận: đó là dạ dày của bạn cần thức ăn hay chỉ là bạn muốn ăn? Bước 2: Tìm một sự thay thế cho thức ăn. Điều quan trọng hiểu những gì bạn thực sự cần để có được trong một tâm trạng tốt! Đi dạo, tắm nước nóng, vẽ, xem phim ... Mỗi lần bạn muốn ăn khi bạn lo lắng, hãy làm gì đó vui vẻ. |
Stress: Nhiều người nghĩ rằng cảm giác căng thẳng có thể gây ra sự thèm ăn và giảm cân. Trong thực tế, điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Khi cơ thể bạn bị căng thẳng, nó bắt đầu sản sinh thêm cortisol, hormon làm tăng sự thèm ăn của bạn. Có thể bạn tăng cân thực sự là do căng thẳng. Bước 1: Tìm hiểu phương pháp thư giãn và nghỉ ngơi mỗi ngày. Làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy bình tĩnh thường xuyên. Bước 2: Tham khảo ý kiến chuyên gia. Có thể là các nguyên nhân thực sự gây ra căng thẳng của bạn không rõ ràng và một nhà tâm lý học có thể giúp bạn |
Thiếu ngủ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự liên quan giữa tăng cân và thiếu ngủ. Theo nghiên cứu của công ty Mayo Clinic ở Mỹ , những người ngủ không quá 6 giờ mỗi ngày sẽ tăng thêm 11 cân mỗi năm so với những người ngủ ít nhất 7 giờ. Sự khác biệt một giờ có thể tạo ra một tác động rất lớn. Bước 1: Thay đổi các thói quen của bạn. Bạn nên dành thêm một giờ để ngủ hơn là lên mạng hoặc xem TV. Bước 2: Giữ đúng thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày để giấc ngủ hiệu quả hơn. |