Những biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm đến đâu?

VOV.VN - Từ Anh, Brazil, Nam Phi đến California (Mỹ)... liên tiếp những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện đã khiến thế giới lo ngại. 

Hơn 1 năm sau khi bùng phát, COVID-19 tiếp tục khiến giới khoa học bất ngờ, với sự xuất hiện của liên tiếp những biến thể mới, gây lo ngại về một loại virus “siêu lây nhiễm” và thậm chí là gây tử vong cao hơn.

Biến thể tại Anh

Được gọi với cái tên khoa học là VOC202012/01, biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên hôm 20/12/2020 tại khu vực Đông Nam nước Anh và hiện đã có mặt tại 70 quốc gia. Tỷ lệ lây truyền được xác định cao hơn 50-70% so với chủng virus ban đầu.


Biến thể tại Nam Phi

Biến thể 501Y.V2 là nguyên nhân của làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại Nam Phi hiện nay và và được phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 11/2020. Biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 hiện đã có mặt tại 31 quốc gia. Theo chuyên gia dịch tễ Salim Abdook Karim, đồng Chủ tịch Ủy ban khoa học trực thuộc Bộ Y tế Nam Phi, 501Y.V2 có khả năng lây truyền cao hơn 50%. Ngoài việc biến thể này mang nguy cơ truyền nhiễm cao tương đương với biến thể được phát hiện ở Anh, nó còn có một đột biến khác có khả năng gây suy yếu hệ miễn dịch của con người.

Biến thể tại Brazil

Biến thể được phát hiện lần đầu tiên hồi đầu năm nay tại Nhật Bản. Các bệnh nhân gồm 2 trẻ em và 2 người lớn trở về từ Brazil. Dù hiện có rất ít dữ liệu về loại biến thể này, song nhiều nhà khoa học đánh giá, biến thể tại Brazil cũng có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Biến thể “California”

Được Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles phát hiện hồi giữa tháng 1 vừa qua, biến thể “California”, hay tên khoa học là CAL.20C, được xem là nguyên nhân của sự gia tăng kỷ lục số ca mắc trong 2 tháng qua tại California. 

Các biến thể mới có gây tử vong cao hơn không?

Nếu dữ liệu liên quan đến các biến thể Nam Phi, Brazil và California vẫn còn khá khan hiếm, thì khả năng lây lan lớn hơn của chúng khiến giới khoa học lo ngại về nguy cơ bùng phát mạnh mẽ của đại dịch. Về mặt logic, tính dễ lây lan hơn cũng đồng nghĩa với việc số người chết sẽ nhiều hơn. Nhưng tỷ lệ tử vong của các mắc biến thể này và độc lực của chúng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson mới đây giải thích rằng biến thể của Anh “có thể liên quan đến mức độ tử vong cao hơn”. Một số nghiên cứu của Anh, với dữ liệu hạn chế cũng chỉ ra điều này. Chuyên gia John Edmunds, thuộc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London đánh giá biến thể mới ở Anh gây tử vong cao hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, Cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, ông Patrick Vallance trấn an, có rất nhiều điều không chắc chắn xung quanh những con số nghiên cứu này khi nghiên cứu được tiến hành chủ yếu bên ngoài bệnh viện. Hơn nữa tới nay, giới chuyên gia cũng không ghi nhận bất kỳ sự gia tăng độc lực nào của các biến thể mới. 

Vaccine có hiệu quả với những biến thể mới?

Điều khiến các chuyên gia lo ngại là những biến thể mới liệu có làm giảm hiệu quả của vaccine? Hiện nay, vaccine của Moderna được khẳng định là đủ hiệu quả để chống lại các biến thể tại Anh và Nam Phi. Theo những nghiên cứu sơ bộ, vaccine của Pfizer cũng có hiệu quả chống lại biến thể mới.

Tuy nhiên một số nghiên cứu đang trong quá trình tiến hành cũng đặt câu hỏi về khả năng miễn dịch sau những lần mắc trước đó và do đó là hiệu quả của kháng thể thu được. Những phân tích đầu tiên khá lạc quan khi cho thấy, đối với biến thể mới tại Anh, các đột biến của virus SARS-CoV-2 quả thật khiến virus xâm nhập dễ hơn vào tế bào, nhưng không làm thay đổi các điểm quan trọng của phản nứng miễn dịch. Tuy nhiên, đối với biến thể Nam Phi và Braxin lại không như vậy. Ít nhất 1 đột biến đã làm thay đổi protein gai (protein spike), cho phép virus tự gắn vào tế bào và “bám rễ” lâu hơn ở người. Các nghiên cứu sơ bộ cũng chỉ ra rằng, kháng thể từ những bệnh nhân được chưa khỏi có thể kém hiệu quả hơn tới 10 lần đối với những biến thể này. 

Mặc dù các loại vaccine hiện tại tạo ra một phản ứng miễn dịch hoàn chỉnh, vượt ra ngoài kháng thể bằng cách tạo ra một phản ứng tế bào cụ thể. Tuy nhiên chúng có thể mất đi một số hiệu quả. Nhớ lại vào năm 2006, vaccine cúm cũng trở nên kém hiệu quả do đột biến. Trong trường hợp có vấn đề, Pfizer đảm bảo rằng họ sẽ có thể cung cấp một loại vaccine mới trong 6 tuần. 

Tại sao có những biến thể?

Virus có thể đột biến mỗi khi được truyền đi. Đây là cách virus tồn tại. Giống như bệnh cúm, COVID-19 cũng không nằm ngoài quy luật và đã trải qua một số lượng lớn các đột biến kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019. 

COVID-19 là một loại virus RNA, bao gồm một chuỗi di truyền với 30.000 nucleotide. Do đó, nó chống lại các virus DNA, vốn ít có khả năng đột biến. Khi virus corona nhân lên để lây nhiễm các tế bào mới, cấu trúc gen của nó sẽ được tái tạo. Nhưng một số lỗi sao chép có thể xâm nhập vào chuỗi mới. Ví dụ, trong một cuốn sách có tổng cộng 30.000 ký tự, một số chữ cái đã bị sửa đổi hoặc xóa trong quá trình tái bản. Những lỗi này là đột biến. Dù hầu hết không gây hậu quả, song đôi khi các đột biến có thể làm tăng khả năng “bám riết” của virus, bao gồm cả khăng khả năng lây truyền lớn hơn.

Các quốc gia đang áp dụng biện pháp nào để tự bảo vệ?

Sự xuất hiện của các biến thể mới đã gây ra một làn sóng hoảng sợ bao trùm, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ, những ổ dịch lớn nhất thế giới hiện nay. Chẳng hạn như, Tây Ban Nha cấm nhập cảnh đối với du khách Anh hay Đức không loại trừ khả năng đóng cửa biên giới, yêu cầu một cuộc kiểm tra đối với những người thuộc vùng nguy cơ cao. Thụy Điển ngày 25/01 cũng đã cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ nước láng giềng Na-uy trong 3 tuần sau khi bùng phát các ca mắc biến thể mới từ Anh gần Oslo. Trong khi đó, Bỉ thông báo cấm người dân du lịch nước ngoài không cần thiết, kể cả trong Liên minh châu Âu từ nay cho đến hết tháng 2. 

Tại Israel, Chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế cho đến hết tháng 1. Mỹ cũng khôi phục những hạn chế, cấm nhập cảnh đối với hầu hết các công dân không phải người Mỹ từng đến Anh, Braxin, Nam Phi và phần lớn các nước châu Âu. 

Ngoài những biện pháp biên giới này, nhiều nước cũng tăng cường quy định kiểm soát dịch bệnh trong nước. Hầu hết tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu đang thực hiện phong tỏa một phần./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?
Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?

VOV.VN - Gần đây có thông tin ở Anh đã xuất hiện một biến thể mới của virus nCoV, biến thể này làm dấy lên lo ngại của mọi người về khả năng tạo nên 1 đại dịch mới. 

Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?

Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?

VOV.VN - Gần đây có thông tin ở Anh đã xuất hiện một biến thể mới của virus nCoV, biến thể này làm dấy lên lo ngại của mọi người về khả năng tạo nên 1 đại dịch mới. 

Triệu chứng khi nhiễm biến thể mới có gì khác với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu?
Triệu chứng khi nhiễm biến thể mới có gì khác với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu?

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người nhiễm biến thể SARS-CoV-2 mới ở Anh tăng các triệu chứng như ho, mệt mỏi, đau cơ và đau họng.

Triệu chứng khi nhiễm biến thể mới có gì khác với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu?

Triệu chứng khi nhiễm biến thể mới có gì khác với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu?

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người nhiễm biến thể SARS-CoV-2 mới ở Anh tăng các triệu chứng như ho, mệt mỏi, đau cơ và đau họng.

Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?
Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

VOV.VN - Trong bối cảnh một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan rộng trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách thức chúng hoạt động cũng như cơ chế ngăn chặn.

Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

VOV.VN - Trong bối cảnh một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan rộng trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách thức chúng hoạt động cũng như cơ chế ngăn chặn.