Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường
Thứ Ba, 11:43, 23/05/2017
VOV.VN - Bạn biết nên hạn chế đường trong chế độ ăn uống, nhưng liệu có phải cứ kiêng khem là tốt?
Bao nhiêu đường là quá nhiều? Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã khuyến cáo nên giảm lượng đường trong các bữa ăn. Chỉ cần 5% lượng đường có trong lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày, tương đương khoảng 6 muỗng cà phê đường. Giảm lượng đường tiêu thụ có thể rất phức tạp vì có ở khắp mọi nơi - bạn sẽ thấy ngay cả trong thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc và sữa chua...(Ảnh:istock/xristov) |
Da bạn nổi mụn nhiều hơn bình thường Ăn quá nhiều đường có thể tàn phá da. Một nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều đường và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Những người có nhiều mụn trứng cá ăn nhiều đường hơn so với những người còn lại (Ảnh: istock/tassii). |
Bạn cảm thấy không có năng lượng Nếu bạn ăn sáng hoặc ăn trưa tràn ngập đường và thiếu chất đạm, chất xơ, và chất béo tốt, bạn có thể thấy mình bị sụt giảm năng lượng vào buổi chiều. Bạn có thể bị nhức đầu hoặc đau đầu khi ngủ trên giường. Một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định (Ảnh: istock/ridvan). |
Bạn gặp vấn đề về răng miệng Các vết nứt luôn là dấu hiệu của một chiếc răng sâu: Khi ăn quá nhiều đường, vi khuẩn trong miệng tiêu hóa bất kỳ loại carbohydrate nào, chúng tạo ra một axit kết hợp với nước bọt của bạn để tạo ra mảng bám, nếu không bị chải đi, chúng sẽ tích tụ trên răng và bắt đầu ăn mòn men răng, làm răng bị sâu. Chìa khóa là đánh răng sau bữa ăn hoặc ăn những thực phẩm này giúp giữ cho răng khỏe mạnh (Ảnh: istock/shironosov). |
Bạn đã được chẩn đoán bị cao huyết áp Huyết áp của bạn được coi là bình thường nếu nó là 120/80 hoặc thấp hơn. Theo một nghiên cứu chế độ ăn nhiều đường có thể đẩy huyết áp của bạn vượt qua ngưỡng này, các chuyên gia y tế cho rằng việc hạn chế lượng đường tiêu thụ của người dân quan trọng hơn việc giảm lượng natri khi áp huyết cao (Ảnh: istock/stockvisual). |
Bạn đã được chẩn đoán có cholesterol cao Dấu hiệu ẩn chứa quá nhiều đường trong chế độ ăn uống của bạn: tăng lượng chất béo khác nhau lưu thông trong máu. Theo nghiên cứu của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, sự dư thừa đường có thể làm giảm cholesterol tốt của cơ thể (HDL) và tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể (LDL). Hãy thảo luận với bác sĩ để có những thay đổi chế độ ăn uống giảm cholesterol (Ảnh: istock/mediaphotos). |
Bạn kiệt sức sau khi tập luyện Đốt cháy calo cho cơ thể là điều thiết yếu cho một buổi luyện tập. Nếu tập thể dục trở nên khó khăn hơn, một chế độ ăn nhiều đường có thể là nguyên nhân. Tiến sĩ Sara Folta, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học và Dinh dưỡng Tufts Friedman, nói: "Nếu bạn tăng lượng đường trong máu bằng một thứ rất ngọt ngay trước khi tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó khăn sau đó" (Ảnh: istock/lzf). |
Bạn cảm thấy chán nản Nhiều nghiên cứu gợi ý mối liên quan giữa lượng đường ăn vào và nguy cơ trầm cảm. Theo Prevention.com, chế độ ăn nhiều đường làm tăng mức độ viêm trên cơ thể, cũng liên quan đến mức trầm cảm cao hơn. Chế độ ăn nhiều đường đơn giản từ tinh bột cũng có liên quan đến trầm cảm. Ngược lại, một chế độ ăn uống giàu ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm (Ảnh: istock/ivanjekic). |