Những dấu hiệu nhận biết bệnh do virus Ebola

VOV.VN -PGS TS Trần Đắc Phu khuyến cáo nên đến cơ sở y tế khi: sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, tiêu chảy cấp…

Theo PGS TS BS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh: Bệnh do virus Ebola (bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (được gọi là bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể lên tới 90%).

 Các dấu hiệu của bệnh:

PGS TS Trần Đắc Phu khuyến cáo hãy đến các cơ sở y tế khi có các triệu chứng như: sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sần, cháy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, ỉa ra máu).

Thể nặng điển hình thường có tổn thương gan, suy thận, viên tổ chức não, có thể biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc.

Nói về hình thức lây truyền bệnh, GS TS Nguyễn Thành Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.

GS TS Nguyễn Thành Long khẳng định: “Các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím Châu Phi có thể là ổ chứa virus và có khả năng lây sang người hoặc người bệnh và người mang virus tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm trong chu trình lấy người – người”.

TS BS Trần Đắc Phu cho biết: Trên thế giới, vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976 tại Sudan với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay, dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia Châu Phi. Từ tháng 12/2013 đến ngày 1/8/2014, dịch bệnh do virus Ebola đã bùng phát tại 4 quốc gia vùng Tây Phi gồm: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria. Tính đến ngày 6/8/2014, đã có 1.779 trường hợp mắc, trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 4 quốc gia trên. Đặc biệt, vụ dịch lần này đã ghi nhận hơn 200 cán bộ y tế đã mắc bệnh vì họ là những người đã trực tiếp tham gia vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Ebola tại các quốc gia này.

TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước. Tại Mỹ đã ghi nhận 3 trường hợp công dân Mỹ làm việc và nhiễm bệnh tại Siera Leon. Tại Việt Nam, tính đến ngày 11/8/2014 vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do virus Ebola.

Các chuyên gia Y tế của WHO và Hoa Kỳ  đánh giá cao công tác phòng dịch Ebola tại Việt Nam

Việt Nam và các quốc gia chủ động phòng chống dịch bệnh

Trước tình hình trên, Tổng giám đốc WHO đã họp khẩn cấp với Tổng thống các nước Tây Phi và đánh giá rằng, đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua. Dịch lan truyền nhanh, hiện WHO đã tuyến bố về tình trạng khẩn cấp, cần được cộng đồng quốc tế quan tâm và được ưu tiên triển khai khẩn cấp ở các cấp quốc gia và quốc tế.

Để chủ động đối phó với dịch, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola. Đối với các quốc gia có dịch bệnh như: Guinea, hành khách chỉ được rời nước này khi trong tờ khai báo y tế xuất cảnh ghi rõ trong vòng 24 giờ không có các triệu chứng của bệnh Ebola.

Liberia đã đóng hầu hết các cửa khẩu chính, cách ly nghiêm ngặt các vùng đang bị nhiễm bệnh, tất cả các trường học được lệnh đóng cửa đến khi có chỉ đạo mới của Bộ Giáo dục; tất cả các chợ khu vực biên giới được lệnh ngừng hoạt động cho đến khi có thông báo.

Nigeria đã ngừng các chuyến bay qua các nước có dịch bệnh và tăng cường kiểm dịch tại sân bay. Tại Sierra Leone khu vực có dịch bùng phát được cách ly và kiểm dịch y tế với sự hỗ trợ của lực lượng an ninh. Nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động tại 3 quốc gia (Guinea, Liberia và Sierra Leone) đã hạn chế nhânh viên của họ đến 3 nước này.

Các quốc gia giáp biên giới với các quốc gia có dịch đã đóng cửa biên giới với các quốc gia có dịch bệnh. Ghana cấm tất cả các chuyến bay đến từ 4 quốc gia Tây Phi.

Các quốc gia châu Á đã tăng cường biện pháp kiểm dịch y tế tại sân bay đề phòng chống xâm nhập của virus Ebola thông qua việc tăng cường giám sát và tuyên truyền cho khách nhập cảnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long
Tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long nhấn mạnh: “Chúng tôi  đã tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh. Việc giám sát khách nhập khẩu thông qua máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo ngay theo quy định đến các cơ quan liên quan để phối hợp.

Nếu cần, trường hợp nghi ngờ sẽ được vận chuyển bằng xe y tế về nơi cách ly tuyến sau để theo dõi, lấy mẫu gửi xét nghiệm.

Các tỉnh đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM đã có phân tuyến và chỉ định các bệnh viện là nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập.

Tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế đối với các trường hợp ốm chưa rõ nguyên nhân, những người có triệu chứng giống Ebola và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày…”.

Công tác điều trị bệnh nhân khi có dịch

Theo đó, Bộ Y tế sẽ chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu vực cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng với sự huy động của các lực lượng…

Khi có trường hợp nghi ngờ ở cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện cách ly tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong.

Tại phía Bắc (Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương); miền Trung (Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa) và  Miền Nam: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Đa khoa tư Cần Thơ). Các trường hợp nghi ngờ được phát hiện tại cửa khẩu nào thì chuyển về khu vực điều trị cách ly tại bệnh viện đa khoa của tỉnh đó.

Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, việc xét nghiệm chuẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh hoạt cấp 4, nhân viên phòng xét nghiệm được tấp huấn và trang bị phòng hộ nghiêm ngặt. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long: “Bộ Y tế đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban tỉnh, thành phố triển khai thực hiện theo nội dung, đề xuất của Bộ Y tế là nâng cấp độ cảnh báo dịch cũng như xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở vật chất, tăng cường giám sát các hành khách nhập cảnh vào Việt Nam; Thực hiện công tác truyền thông để phối hợp hiệu quả, cung cấp địa chỉ của khách du lịch. Đặc biệt, Bộ Y tế đã đưa ra 3 tình huống gồm: tình huống 1 – xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống 2- xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam và tình huống 3 – dịch lây lan trong cộng đồng. Trong đó, đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng”./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ gửi thuốc điều trị Ebola đến Liberia
Mỹ gửi thuốc điều trị Ebola đến Liberia

VOV.VN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cho đến nay dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.013 người.

Mỹ gửi thuốc điều trị Ebola đến Liberia

Mỹ gửi thuốc điều trị Ebola đến Liberia

VOV.VN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cho đến nay dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.013 người.

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về
Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

VOV.VN - Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, 184 lao động trở về từ Lybia (châu Phi) đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn khai tờ khai y tế.

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

Giám sát virus Ebola với các lao động từ Lybia trở về

VOV.VN - Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, 184 lao động trở về từ Lybia (châu Phi) đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn khai tờ khai y tế.

Tỉnh thứ 3 của Liberia bị cách ly do dịch sốt Ebola
Tỉnh thứ 3 của Liberia bị cách ly do dịch sốt Ebola

VOV.VN -Tỉnh Lofa, miền Bắc Liberia ngày 12/8 đã trở thành tỉnh thứ 3 tại nước này bị cách ly do tình hình dịch sốt Ebola lan rộng.

Tỉnh thứ 3 của Liberia bị cách ly do dịch sốt Ebola

Tỉnh thứ 3 của Liberia bị cách ly do dịch sốt Ebola

VOV.VN -Tỉnh Lofa, miền Bắc Liberia ngày 12/8 đã trở thành tỉnh thứ 3 tại nước này bị cách ly do tình hình dịch sốt Ebola lan rộng.

Những điều đáng sợ và không đáng sợ về virus Ebola
Những điều đáng sợ và không đáng sợ về virus Ebola

VOV.VN - Giới chuyên môn cho hay, bệnh nhân Ebola chỉ truyền bệnh khi họ bộc lộ các triệu chứng của bệnh.

Những điều đáng sợ và không đáng sợ về virus Ebola

Những điều đáng sợ và không đáng sợ về virus Ebola

VOV.VN - Giới chuyên môn cho hay, bệnh nhân Ebola chỉ truyền bệnh khi họ bộc lộ các triệu chứng của bệnh.

Bộ Công an triển khai hoạt động phòng chống bệnh Ebola
Bộ Công an triển khai hoạt động phòng chống bệnh Ebola

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh, dù bệnh do virus Ebola chưa phát hiện tại Việt Nam nhưng có nguy cơ lớn.

Bộ Công an triển khai hoạt động phòng chống bệnh Ebola

Bộ Công an triển khai hoạt động phòng chống bệnh Ebola

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh, dù bệnh do virus Ebola chưa phát hiện tại Việt Nam nhưng có nguy cơ lớn.

WHO bàn khả năng áp dụng phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola
WHO bàn khả năng áp dụng phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola

VOV.VN -WHO ngày 11/8 đã họp kín với các chuyên gia dịch tễ để thảo luận khả năng áp dụng các phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola.

WHO bàn khả năng áp dụng phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola

WHO bàn khả năng áp dụng phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola

VOV.VN -WHO ngày 11/8 đã họp kín với các chuyên gia dịch tễ để thảo luận khả năng áp dụng các phương pháp thử nghiệm trong điều trị Ebola.

Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế Việt Nam
Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế Việt Nam

VOV.VN - Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola.

Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế Việt Nam

Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế Việt Nam

VOV.VN - Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola.