Những loại khí nhân tạo nguy hiểm chết người

VOV.VN - Có những loại chất hóa học cực độc đã được tạo ra, chỉ cần hít vào cũng khiến con người tử vong nhanh chóng.

Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, loại khí này rất độc và rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
Ðioxit Sunfua (SO2): Ðioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản.
Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.
Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%.Mặc dù N2 không phải là khí độc nhưng nếu tiếp xúc với N2 ở nồng độ cao có thể gây chết người. Mỗi năm trên thế giới có nhiều người chết vì N2 do thiếu hiểu biết, hoặc không tuân thủ các quy định an toàn.
Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Mêtan không phải là khí độc. Tuy nhiên, đây lại là chất gây ngạt nếu mật độ ôxy trong không khí hạ xuống dưới 18%. Điều này giải thích tại sao có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc khí mêtan khi chui xuống các hầm, lò, cống, rãnh, giếng nước...
Amôniắc (NH3): Amôniắc là chất khí không màu, mùi nồng và có tính kích ứng cao. Hít phải amôniắc ở nồng độ thấp thường gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt amôniắc có thể gây bỏng miệng, họng, dạ dày. Ở nồng độ cao, amôniắc ngay lập tức gây bỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp và có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương phổi, thậm chí là tử vong.
Mỗi loại khí có những tác động khác nhau lên cơ thể người. Tuy nhiên, nhìn chung, biểu hiện thường thấy của ngộ độc khí cấp tính là: nhức đầu, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, nặng hơn là rối loạn ý thức, co giật, hôn mê… Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, khí độc sẽ gây thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹo trị bệnh ra mồ hôi tay cực hiệu quả
Mẹo trị bệnh ra mồ hôi tay cực hiệu quả

VOV.VN - Mồ hôi ra quá nhiều và thường xuyên khiến bạn không tự tin khi giao tiếp. Đừng quá lo lắng, dưới đây là những giải pháp "cứu cánh" cho bạn.

Mẹo trị bệnh ra mồ hôi tay cực hiệu quả

Mẹo trị bệnh ra mồ hôi tay cực hiệu quả

VOV.VN - Mồ hôi ra quá nhiều và thường xuyên khiến bạn không tự tin khi giao tiếp. Đừng quá lo lắng, dưới đây là những giải pháp "cứu cánh" cho bạn.

10 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi
10 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi

VOV.VN - Theo Thông tư do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 1/1/2018  có 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi.

10 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi

10 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi

VOV.VN - Theo Thông tư do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 1/1/2018  có 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi.