Những loại virus, vi khuẩn trên điện thoại có thể gây hại sức khỏe

VOV.VN - Nhiều nghiên cứu cho thấy, điện thoại là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh, từ phế cầu khuẩn, e.coli đến cúm.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên điện thoại di động và chứng minh rằng, vật bất ly thân của nhiều người hiện nay là một ổ vi khuẩn có thể gây hại sức khỏe.

Trong đó, nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, số vi khuẩn trên điện thoại nhiều gấp 10 lần so với hầu hết bồn cầu ở nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do bồn cầu thường xuyên được cọ rửa, còn các thiết bị cầm tay quen thuộc như điện thoại hay điều khiển tivi lại ít được vệ sinh. Những mầm bệnh mà tay chạm vào hằng ngày đều có thể truyền sang điện thoại.

Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học của Đại học Tartu, Estonia, tiến hành trên điện thoại của 27 học sinh trung học đã tìm thấy hơn 17.000 bản sao gene vi khuẩn. Trong đó, có 5 loại vi khuẩn trên bề mặt của điện thoại thường gặp dưới đây.

Phế cầu khuẩn thường khu trú ở vùng hầu họng con người và tấn công khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến trẻ như viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Trẻ cũng có khả năng tái mắc nhiều lần những bệnh ít nghiêm trọng hơn do phế cầu khuẩn, như viêm xoang hay viêm tai giữa.

Tụ cầu vàng gây bệnh liên quan tới nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc và viêm tủy xương, thường dẫn đến hình thành áp xe. Một số chứa độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và hội chứng sốc nhiễm độc.

Bạch hầu khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng cấp tính và có thể dẫn đến viêm phổi, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.

E.coli là loại vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật. E.coli có khả năng gây ra tiêu chảy tạm thời hoặc một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm màng não.

Virus cúm - Bệnh cúm có thể tự khỏi song cũng có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não. Cúm lây qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ vật có dính dịch tiết đường hô hấp. Điện thoại có thể là vật trung gian truyền bệnh cúm nếu không vệ sinh thường xuyên.

Vi khuẩn gây bệnh bám trên điện thoại đều có thể được ngăn chặn bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phương pháp bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn này hiệu quả là tiêm vaccine.

Ngoài ra, để tránh việc lây lan vi trùng, virus gây bệnh qua điện thoại, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần tránh sử dụng thiết bị này trong phòng tắm, nhà vệ sinh. Mọi người nên thường xuyên lau sạch điện thoại bằng một miếng vải mềm với hỗn hợp 60% nước và 40% cồn, rửa tay thường xuyên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phát hiện 7 trường hợp nhiễm biến thể JN.1 của virus corona
Trung Quốc phát hiện 7 trường hợp nhiễm biến thể JN.1 của virus corona

VOV.VN - Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc ngày 15/12 cho biết, kể từ khi biến thể JN.1 của virus corona lần đầu tiên được phát hiện trong nước vào tháng 11, tính đến đầu tháng 12, Trung Quốc đã phát hiện tổng cộng 7 trường hợp nhiễm biến thể này trong số các ca bệnh trong nước.

Trung Quốc phát hiện 7 trường hợp nhiễm biến thể JN.1 của virus corona

Trung Quốc phát hiện 7 trường hợp nhiễm biến thể JN.1 của virus corona

VOV.VN - Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc ngày 15/12 cho biết, kể từ khi biến thể JN.1 của virus corona lần đầu tiên được phát hiện trong nước vào tháng 11, tính đến đầu tháng 12, Trung Quốc đã phát hiện tổng cộng 7 trường hợp nhiễm biến thể này trong số các ca bệnh trong nước.

Độc lực virus gây sốt xuất huyết không đổi, bệnh nhân nặng vẫn tăng: Vì sao?
Độc lực virus gây sốt xuất huyết không đổi, bệnh nhân nặng vẫn tăng: Vì sao?

VOV.VN - Đã có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong đó đa phần là người trẻ, không có bệnh lý nền và hiện nay số lượng bệnh nhân vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là bệnh nhân nặng.

Độc lực virus gây sốt xuất huyết không đổi, bệnh nhân nặng vẫn tăng: Vì sao?

Độc lực virus gây sốt xuất huyết không đổi, bệnh nhân nặng vẫn tăng: Vì sao?

VOV.VN - Đã có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong đó đa phần là người trẻ, không có bệnh lý nền và hiện nay số lượng bệnh nhân vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là bệnh nhân nặng.

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của virus Nipah
Cảnh báo mức độ nguy hiểm của virus Nipah

VOV.VN - Virus Nipah có thể lây qua giọt bắn, dịch tiết, lây từ động vật sang người, từ người sang người gây ra các triệu chứng hô hấp, thần kinh.

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của virus Nipah

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của virus Nipah

VOV.VN - Virus Nipah có thể lây qua giọt bắn, dịch tiết, lây từ động vật sang người, từ người sang người gây ra các triệu chứng hô hấp, thần kinh.