Những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

VOV.VN - Ngoài lượng cholesterol cao, hút thuốc,... gây bệnh tim còn có những nhân tố bất ngờ khác có thể ảnh hưởng lớn đến tim của bạn.

Môi trường sống: Bạn nên biết rằng môi trường sống quyết định tuổi thọ và chất lượng sống của bạn. Môi trường sống ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với thực phẩm sạch cũng như không khí trong lành, do đó có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Cảm giác cô đơn: Nỗi cô đơn hoặc căng thẳng khi ở một mình có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề gây bệnh tim mạch, hoặc dẫn đến trầm cảm - một nhân tố gây bệnh tim mạch khác.

Không dùng chỉ nha khoa: Tình trạng răng và lợi có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Đó là bởi lợi bị viêm và chảy máu cho phép vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào máu, gây viêm nhiễm và các tình trạng dẫn đến bệnh tim.

Biến chứng thai kì: Những gì diễn ra trong thai kì không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng giai đoạn hậu thai kì lại có liên quan đến sức khỏe tim. Theo các nghiên cứu, tiền sản giật, sản giật, sinh non tự phát và tiểu đường thai kì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trải qua một sự kiện đau thương: Một sự kiện đau thương đột ngột như sự ra đi của một người thân hay một tai nạn giao thông không chỉ khiến bạn cảm thấy như tim ngừng đập, mà nó thực sự có thể gây ra vấn đề về tim mạch. Sự căng thẳng cực độ sẽ làm cho nhịp tim và huyết áp tăng lên rồi duy trì ở mức cao, gây các bệnh như bệnh động mạch vành, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch.

Làm việc dưới quyền một người tồi tệ: Sự căng thẳng khi phải làm việc dưới quyền một người tiêu cực, chuyên quyền ngày qua ngày có thể ảnh hưởng đến tim mạch của bạn. Các cơn đau tim có thể được gây ra bởi sự căng thẳng tại nơi làm việc, và khi yếu tố này kết hợp với các yếu tố như thiếu ngủ hay chế độ ăn không hợp lí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Mất ngủ vào ban đêm: Thiếu ngủ và thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng. Thiếu ngủ còn khiến bạn khó duy trì các thói quen lành mạnh.

Sống chung với huyết áp cao: Sống chung với một căn bệnh mãn tính khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là bởi nhiều bệnh có cùng các yếu tố rủi ro với bệnh tim, như huyết áp cao, lượng đường huyết cao, mỡ bụng, hàm lượng chất béo trung tính cao và lượng cholesterol HDL thấp.

Đam mê đồ chiên: Ăn quá nhiều đồ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Vậy nên đừng ăn các món chiên quá thường xuyên.

Thuốc lá điện tử: Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc lá điện tử có nguy cơ đột quỵ tăng lên 71%, nguy cơ đau tim hay đau thắt ngực tăng 59%, và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 40%.

Yếu tố di truyền: Có bố mẹ hoặc anh chị em gặp vấn đề về tim mạch trước tuổi 55 đối với nam và trước tuổi 65 đối với nữ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về tim mạch của bạn. Dù bạn có một lối sống lành mạnh, nồng độ cholesterol thấp và không thừa cân, bạn vẫn có thể bị tắc động mạch khi còn trẻ nếu có yếu tố di truyền.

Trầm cảm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường. Điều này được cho là do những người trầm cảm thường không chú ý chăm sóc bản thân, đặc biệt là những người vốn có tiền sử huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác.

Quá trình điều trị ung thư: Dù các liệu pháp điều trị ung thư ngày càng có hiệu quả, chúng vẫn có một tác dụng phụ lớn là gây các vấn đề về tim mạch. Một số thuốc điều trị ung thư có thể gây cơ tim phì đại, dẫn đến suy tim, đau tim, phù tim và nhịp tim bất thường. Xạ trị cũng có thể gây ra các cục tắc nghẽn trong mạch máu.

Buông thả vào cuối tuần: Dù một số bài báo nói rằng cồn có lợi cho sức khỏe, bạn vẫn cần chú ý không uống quá nhiều. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Phụ nữ không nên uống quá một ly và nam giới không nên uống quá hai ly rượu bia mỗi ngày.

Thời kì mãn kinh: Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao, đặc biệt là ở giai đoạn mãn kinh. Đó là do các mạch máu trở nên cứng hơn, khiến huyết áp tăng cao hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính tăng lên khi phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7 mẹo đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
7 mẹo đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

VOV.VN - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim và đột quỵ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường... Do vậy, cần phòng bệnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

7 mẹo đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

7 mẹo đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

VOV.VN - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim và đột quỵ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường... Do vậy, cần phòng bệnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top 5 bệnh tim mạch thường gặp nhất
Top 5 bệnh tim mạch thường gặp nhất

VOV.VN - Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận ra bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này.

Top 5 bệnh tim mạch thường gặp nhất

Top 5 bệnh tim mạch thường gặp nhất

VOV.VN - Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận ra bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này.

Người Việt tử vong do bệnh tim mạch gấp 20 lần ung thư
Người Việt tử vong do bệnh tim mạch gấp 20 lần ung thư

VOV.VN -Theo Viện tim mạch quốc gia, mỗi năm nước ta có 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, cao gấp 20 lần số tử vong do ung thư và 10 lần số tử vong.

Người Việt tử vong do bệnh tim mạch gấp 20 lần ung thư

Người Việt tử vong do bệnh tim mạch gấp 20 lần ung thư

VOV.VN -Theo Viện tim mạch quốc gia, mỗi năm nước ta có 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, cao gấp 20 lần số tử vong do ung thư và 10 lần số tử vong.