Những thực phẩm không nên ăn thường xuyên
Có những thực phẩm nếu ăn nhiều không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn.
Mì chính
Việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.
Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, mì chính có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ mì chính có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen....
Mì ăn liền
Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên. Do vậy, người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.
Gan lợn
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người rất thích ăn gan lợn vì gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thểgây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn; không ăn gan lợn cùng với vitamin C (gan xào giá đỗ) vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị ôxy hóa hết và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.
Thịt nướng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt chế biến bằng cách chiên, nướng ở nhiệt độ cao hoặc xông khói có nguy cơ cao bị các bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: Khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ cao, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA), đó là những chất gây ung thư. Còn trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100độC, chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng. Khi ăn chất này vào gan sẽ biến thành chất độc, đi xuống ruột, gây nguy cơ ung thư đại tràng.
Dứa
Dứa (hay còn gọi là thơm) là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp và trị nhiều bệnh như: Tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi, chữa táo bón, kích thích tiêu hóa…Tuy nhiên nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.
Dứa chứa một loại enzyme (men) phân giải protein rất mạnh, giúp cho cơ thể tiêu hóa chất đạm, nhiều hơn là tiêu mỡ. Tuy dứa có nhiều tác dụng, nhưng ăn dứa trước bữa cơm lại dễ bị rát lưỡi và đôi khi dẫn đến dị ứng cấp tốc.
Rau dưa muối
Không nên ăn dưa cà muối xổi vì ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp (tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn…), ăn quá nhiều dưa muối xổi còn có nguy cơ mắc ung thư. Bởi các loại nguyên liệu rau củ quả dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm… tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư..
Đường và bánh kẹo ngọt
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Ăn nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết và suy dinh dưỡng
Trứng muối
Trứng muối là thực phẩm bổ, dễ ăn nên không chỉ trẻ con mà người lớn cũng rất thích dùng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ô xy hóa để ủ trứng nên không có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng không tốt cho sức khỏe như: Đau đầu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan, thận... Mặt khác, chì còn ảnh hưởng không tốt tới sự hấp thu canxi./.