Phát hiện sớm chứng ung thư tuyến tiền liệt

Chủ động phát hiện những triệu chứng ban đầu của chứng ung thư tuyến tiền liệt sẽ giảm giảm bớt tỷ lệ tử vong

Tỷ lệ tử vong đã giảm 30% trong vòng 15 năm

Dù cho số người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt không ngừng gia tăng (mỗi năm có 65.000 trường hợp mắc bệnh mới), cuộc tranh cãi về sự thuận lợi của việc phát hiện sớm căn bệnh hiểm nghèo này vẫn tiếp tục… Tại Pháp, việc phát hiện sớm căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã giảm con số tử vong xuống 30% trong vòng 15 năm.

Nhưng một số bác sĩ lại cho rằng sự can thiệp quá sớm có thể gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của bộ máy tiết niệu hay sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị trong lĩnh vực này cũng được phân định rõ ràng. Hiện nay người ta biết rằng, trong một số trường hợp, chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị kịp thời nếu thường xuyên làm xét nghiệm và theo dõi hoặc sử dụng một liệu pháp không gây nhiều tác hại mà vẫn hiệu quả.

Chứng ung thư này phát triển trước tuổi 65 bao giờ cũng là một nguy cơ lớn đối với sức khoẻ và sinh mạng nên việc phát hiện sớm qua việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên bao giờ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị.

Khi nào nên bắt đầu chú ý tới căn bệnh này?

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện sớm chứng ung thư tuyến tiền liệt, Hội niệu học của Pháp đã đưa ra những khuyến cáo sau đây:

- Từ 45 đến 54 tuổi: Khám để phát hiện bệnh sớm ở những nhóm người có nguy cơ (những người có cha mắc căn bệnh này).

- Từ 55 đến 69 tuổi: Nếu lượng PSA (kháng nguyên tuyến tiền liệt) vượt quá 1ng/ml thì phải theo dõi hàng năm. Nếu lượng PSA thấp hơn thì 3 năm khám 1 lần.

- Từ 70 đến 75 tuổi: Tuỳ tình hình sức khoẻ mà việc khám bệnh sẽ do bác sĩ hoặc bệnh nhân yêu cầu.

- Sau 75 tuổi: Không cần khuyến cáo và không cần khám thường xuyên nữa (vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở lứa tuổi này thường phát triển rất chậm nên ít gây nguy cơ tử vong).

Những kiểu khám nghiệm bổ sung cho nhau

Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển một cách thầm lặng trong một thời gian rất dài nên việc thử máu kết hợp với việc khám trực tràng sẽ cho phép bác sĩ phát hiện bệnh sớm.

1.   Thử máu

Thử máu để đo nồng độ PSA (kháng nguyên tuyến tiền liệt). Nồng độ PSA sẽ tăng cao khi có rối loạn ở tuyến tiền liệt. Nồng độ trung bình là khoảng 1ng/ml. Nhưng có khi nồng độ cao lại có thể do viêm hoặc nhiễm trùng tiết niệu, chứ không phải bao giờ cũng là ung thư. Khi nồng độ PSA vượt quá 3ng/ml, cần phải đi khám khoa niệu. Khi đó, phải thực hiện sinh thiết một lần hoặc nhiều lần. Chỉ khi nào sinh thiết có kết quả dương tính thì mới chứng minh được là bị ung thư.

2. Khám trực tràng

Khám trực tràng là kiểu khám thông thường nhất vì 15% trường hợp ung thư không có nồng độ PSA tăng cao. Ngón tay của bác sĩ có thể dễ dàng tiếp cận tuyến tiền liệt, nên có thể ước lượng kích thước, mức độ đều đặn của vùng chung quanh hay độ cứng của tuyến tiền liệt.

3. Thử nước tiểu

Nếu các xét nghiệm sinh thiết cho kết quả âm tính, nhưng nồng độ PSA vẫn tăng cao thì bác sĩ khoa niệu có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu (sau khi massage tuyến tiền liệt). Người ta cũng tìm cách phát triển những chất đánh dấu (các dấu chứng cứ) sự xâm hại do ung thư để xác định những bệnh nhân nào cần được điều trị triệt để hơn. Nước Mỹ có một chính sách tích cực để phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt, được áp dụng từ 15 năm nay, nên tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn 50%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên