Stress không chỉ có hại!

Ai cũng biết stress ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng stress cũng có lợi.

Chúng ta thường nghe thấy stress ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, và điều đó đơn giản là đúng. Các chuyên gia đều đồng ý rằng hiện nay rất nhiều căn bệnh đe dọa cuộc sống của con người bắt nguồn từ stress. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng stress cũng có lợi.

Hơn hết, phản ứng quan trọng của cơ thể đối với stress là để bảo vệ mà không gây tổn thương cơ thể. Stress sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và toàn bộ cơ thể khi con người thường xuyên đối mặt với stress. Dưới đây là 5 cách ngạc nhiên cho thấy sự căng thẳng tạm thời hóa ra có thể mang lại lợi ích đối với bạn và cơ thể bạn.

Stress có thể hỗ trợ thúc đẩy sức mạnh của bộ não

Bất kì khi nào bạn ở trong tình trạng căng thẳng, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra các chất hóa học từ bộ não nhằm hỗ trợ bạn phản ứng với stress. Ở mức độ thấp, stress có thể kích thích sự sản sinh ra huyết thanh neurotrophin. Chất hóa học này giúp tăng cường sự liên kết giữa các neuron thần kinh từ bộ não. Các neuron cũng là chất hóa học tương tự mà bộ não sản sinh ra mỗi khi bạn tham gia luyện tập thể thao, đây được coi là một dạng căng thẳng sinh lí.

Những cuộc nghiên cứu trên động vật cho thấy thậm chí mức độ stress cao cũng hỗ trợ thúc đẩy trí nhớ tạm thời. Nếu một bài kiểm tra sắp tới ở trường hay một bài thuyết trình trong công việc khiến bạn căng thẳng, hãy cảm ơn chúng vì sự căng thẳng bạn cảm nhận được chỉ là sự phản ứng của cơ thể bạn, và hiện tượng này chứng tỏ bạn sẽ hoàn thành tốt công việc!.

Stress có thể mở rộng hoạt động miễn dịch

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều interleukins (yếu tố tăng trưởng), chất hóa học giúp điều hòa hệ thống miễn dịch. Interleukin có thể cung cấp cho hệ thống miễn dịch sự tăng cường tạm thời, đủ để chịu đựng bệnh tật. Năm 2012, một cuộc nghiên cứu thực hiện ở Stanford đã cho thấy chuột sản sinh ra lượng lớn các tế bào miễn dịch khác nhau trong máu để phản ứng lại sự căng thẳng ở mức độ nhẹ. Điều này cũng dẫn đến việc tạo ra corticosterone, một loại hoocmon hỗ trợ nâng cao phản ứng kháng thể.

Stress giúp bạn trở nên kiềm chế hơn

Những phản ứng lặp lại đối với các tình huống căng thẳng cho phép bạn có ý thức kiểm soát hơn, cả về sinh lí và tâm lí. Đây là một nguyên tắc được sử dụng trong việc đào tạo binh đoàn tinh nhuệ trực thuộc Hải quân Hoa Kì Navy SEAL.

Phần lớn mọi người đều mong đối mặt ít với stress hay thậm chí  là không gặp phải stress, nhưng stress thực sự có thể giúp bạn học được cách giải quyết các tình huống khó khăn, để bạn có thể dễ dàng kiểm soát các tình huống đó trong tương lai. Stress mang lại cho bạn sự vững tâm để khi những tình huống khó khăn thách thức bạn, bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, thay vào đó, bạn vươn lên giành chiến thắng.

Stress thúc đẩy bạn thành công

Trong cộng đồng khoa học, sự căng thẳng tích cực được coi như eustress, hay gọi là stress tích cực. Các nhà khoa học đều đồng ý eustress mang lại cho bạn ý thức cao của nhận thức và tập trung.

Ví dụ, khi bạn làm việc, cạnh tranh trong thể thao hay học tập, sự căng thẳng tích cực có thể nâng cao hành vi cư xử của bạn để bạn có thể kiểm soát các tình huống hiệu quả với sự tập trung và năng suất cao. Trong cùng một tình huống tương tự, khi bạn ở trong một trận đấu bóng chày đối mặt với thắng và bại, hormone stress mang lại năng lượng cho bạn để bạn có thể chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, và có cơ hội cao giành phần thắng.

Stress có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Mức độ thấp của stress cũng mang lại cho đứa trẻ sự khỏe mạnh. Phần lớn những bà mẹ bị căng thẳng thường lo lắng stress của họ ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ trong bụng. Đúng là điều này thực sự có thể xảy ra nhưng chỉ khi bạn bị stress kéo dài.

Trong một cuộc nghiên cứu năm 2006 tại Johns Hopkins, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ đối mặt với căng thẳng nhẹ hay vừa phải trong giai đoạn mang thai thường có con lanh lợi tuyệt vời khi chúng lên 2 tuổi, hơn là con của những người mẹ  hoàn toàn không gặp phải chút căng thẳng nào.

Bạn đã nghe thấy hàng nghìn lần rằng stress ảnh hưởng tiêu cực đối với bạn, nhưng dựa trên những thông tin trên, stress thực sự có thể mang lại những lợi ích, dĩ nhiên chỉ khi stress đó là tình trạng căng thẳng tạm thời. Bạn đừng quá buồn lo khi gặp phải stress, hãy nhận ra những lợi ích mà stress mang lại cho bạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế quyết tâm đổi mới phong cách và thái độ phục vụ đến cùng
Bộ Y tế quyết tâm đổi mới phong cách và thái độ phục vụ đến cùng

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế là mục tiêu lâu dài, “phải đeo bám đến cùng”.

Bộ Y tế quyết tâm đổi mới phong cách và thái độ phục vụ đến cùng

Bộ Y tế quyết tâm đổi mới phong cách và thái độ phục vụ đến cùng

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế là mục tiêu lâu dài, “phải đeo bám đến cùng”.