Thời điểm tuyệt đối không nên uống cà phê

Cà phê giúp cơ thể tỉnh táo, tăng cường năng lượng, tuy nhiên, không phải thời điểm nào uống cà phê cũng có lợi.

Sử dụng nhiều cà phê trong thời điểm không phù hợp sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là một số thời điểm và thói quen không nên uống cà phê.

Uống cà phê khi thiếu ngủ. Nhiều người cho rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp cơ thể tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Tuy nhiên, caffeine lại không có tác dụng như vậy nếu ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù uống nhiều.

Thiếu ngủ gây suy giảm hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này

Uống cà phê lúc sáng sớm. Đây được cho là mối nguy hại thông dụng nhất mà nhiều người nghiện cà phê luôn mắc phải, bởi hầu hết mọi người thường thưởng thức một ly cà phê vào sáng sớm, trước khi đi làm. Thậm chí, nhiều người còn nghiện tới mức có thể không ăn sáng, nhưng nhất định phải uống một ly cà phê.

Tuy nhiên, khoảng vài giờ sau khi thức dậy, lượng hormone cortisol trong cơ thể đang ở mức cao nhất, sẽ giúp bạn tỉnh táo. Vì vậy, không nên sử dụng cà phê trong khoảng thời gian 6 giờ sáng, bởi nó sẽ không giúp chúng ta tăng thêm một chút năng lượng nào.

Vào thời điểm lúc 10-12 giờ lượng hormone cortisol bắt đầu giảm dần và ở mức thấp, dùng một ly cà phê trong thời điểm này là lý tưởng nhất.

 

Uống cà phê khi còn quá nóng. Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc vẫn còn rất nóng. Tuy nhiên, thực tế việc tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì vậy, hãy cố gắng chờ khoảng 5 phút, nhiệt độ cà phê lúc này sẽ ở mức an toàn dưới 65 độ C giúp chúng ta tránh được nguy hiểm vì bệnh ung thư.

Tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản
   

Uống cà phê khi căng thẳng

Nếu tâm trạng không tốt, một cốc cà phê có thể góp phần khiến ngày hôm đó của bạn thêm phần tồi tệ. Caffeine có khả năng tác động tiêu cực tới các tế bào thần kinh, kích thích sản sinh cortisol.

Hormone này là thủ phạm gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn chán và uể oải trong suốt ngày dài. Để giảm hàm lượng caffeine tiếp nhận, cần điều chỉnh thói quen và lượng cà phê uống trong một ngày.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên