Trẻ bị sốt co giật, cha mẹ cần phải làm gì?

VOV.VN - Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn video về một trẻ bị sốt cao co giật do nhiễm cúm A và tình huống xử lý rất bình tĩnh của bác sĩ. Vậy trong trường hợp con nhỏ bị sốt co giật ngay tại nhà, cha mẹ cần phải xử trí như thế nào?

Theo ThS. BS Nguyễn Xuân Đạt, chuyên gia Tai – Mũi - Họng, co giật là những đợt hoạt động điện bất thường trong não, co giật do sốt thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi và thường có yếu tố di truyền trong gia đình.

Trong cơn co giật do sốt, trẻ thường ngất xỉu và có những cử động giật ở tay, chân hoặc mặt. Hầu hết các cơn co giật do sốt kéo dài dưới 5 phút. Sau cơn co giật, trẻ có thể bị lú lẫn hoặc buồn ngủ trong một thời gian ngắn.

“Mặc dù không phổ biến, một số cơn co giật do sốt kéo dài hơn 15 phút. Sau cơn co giật kéo dài hơn, trẻ có thể bị yếu tay hoặc chân trong thời gian ngắn”, bác sĩ Đạt cho biết.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ co giật?

Theo ThS. BS Nguyễn Xuân Đạt, chuyên gia Tai – Mũi - Họng, khi trẻ sốt co giật, cha mẹ cần:

- Đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng.

- Không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ hoặc cố gắng ngăn chặn các chuyển động giật của trẻ.

- Nếu cơn co giật do sốt tự dừng lại, không cần phải điều trị tuy nhiên cha mẹ vẫn cần thông báo với bác sĩ của gia đình để bác sĩ loại trừ các nguyên nhân giật do bệnh nghiêm trọng nào đó gây ra (bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm)

- Theo dõi cơn co giật kéo dài bao lâu – Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hãy gọi cấp cứu.

- Ngoài ra, kể cả trong trường hợp cơn co giật kết thúc dưới 5 phút nhưng trẻ gặp các tình trạng: không tỉnh dậy hoặc thay đổi hành vi sau cơn co giật, Cứng cổ hoặc không tỉnh táo; Cơn giật chỉ xảy ra ở một bên cơ thể hoặc chỉ ảnh hưởng đến 1 cánh tay hoặc chân… cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tháng 1/2025, toàn thành phố đã ghi nhận 820 trường hợp mắc cúm, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. Dịp Đông Xuân, các bệnh về đường hô hấp gia tăng, dự kiến số ca mắc cúm sẽ còn tăng trong thời gian tới. Do đó bác sĩ Đạt khuyến cáo, việc tiêm phòng cúm hàng năm là cần thiết. Đặc biệt là ở trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp. Ngoài việc giúp ngăn ngừa bệnh cúm, chúng cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng của bệnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo: Điểm yếu “chí mạng” khiến trẻ em thành mục tiêu
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo: Điểm yếu “chí mạng” khiến trẻ em thành mục tiêu

VOV.VN - Các quan chức y tế hiện vẫn trong quá trình kiểm tra và xác định nguyên nhân của dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10.

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo: Điểm yếu “chí mạng” khiến trẻ em thành mục tiêu

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo: Điểm yếu “chí mạng” khiến trẻ em thành mục tiêu

VOV.VN - Các quan chức y tế hiện vẫn trong quá trình kiểm tra và xác định nguyên nhân của dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10.

Viêm thanh quản ở trẻ em trong mùa lạnh: Nhận diện, điều trị và phòng bệnh
Viêm thanh quản ở trẻ em trong mùa lạnh: Nhận diện, điều trị và phòng bệnh

VOV.VN - Thanh quản là bộ phận tạo ra âm thanh khi nói, vì thế khi viêm thanh quản sẽ dẫn đến khàn tiếng, ho, khó thở và các triệu chứng khác, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm cao.

Viêm thanh quản ở trẻ em trong mùa lạnh: Nhận diện, điều trị và phòng bệnh

Viêm thanh quản ở trẻ em trong mùa lạnh: Nhận diện, điều trị và phòng bệnh

VOV.VN - Thanh quản là bộ phận tạo ra âm thanh khi nói, vì thế khi viêm thanh quản sẽ dẫn đến khàn tiếng, ho, khó thở và các triệu chứng khác, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm cao.

Khoảng 6 triệu trẻ em trên toàn quốc được uống vitamin A
Khoảng 6 triệu trẻ em trên toàn quốc được uống vitamin A

VOV.VN - Ngày 1/6, khoảng 6 triệu trẻ em được uống vitamin A trong Chiến dịch bổ sung vitamin A toàn quốc đợt 1 năm 2024. Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ được tổ chức trên toàn quốc; dành cho trẻ em tại 31 tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn ở mức cao và 32 tỉnh, thành phố còn lại.

Khoảng 6 triệu trẻ em trên toàn quốc được uống vitamin A

Khoảng 6 triệu trẻ em trên toàn quốc được uống vitamin A

VOV.VN - Ngày 1/6, khoảng 6 triệu trẻ em được uống vitamin A trong Chiến dịch bổ sung vitamin A toàn quốc đợt 1 năm 2024. Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ được tổ chức trên toàn quốc; dành cho trẻ em tại 31 tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn ở mức cao và 32 tỉnh, thành phố còn lại.