Virus nguy hiểm xuất hiện ở Mỹ, dấy lên lo ngại về một đợt dịch trong cộng đồng

VOV.VN - Virus Camp Hill có thể gây tử vong mới đây vừa được phát hiện ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về một đợt dịch trong cộng đồng.

Theo thông tin từ Fox News, Virus Camp Hill do các chuyên gia Đại học Queensland phát hiện này 4/2, là chủng henipavirus đầu tiên xuất hiện ở Bắc Mỹ. Trong đó, henipavirus là chùng virus có thể lây truyền từ động vật sang người.

"Henipavirus đã gây ra bệnh tật nghiêm trọng và tử vong ở người cũng như động vật ở những khu vực khác", Tiến sĩ Rhys Parry từ Khoa Hóa học và Khoa học Sinh học Phân tử cho biết trong một thông cáo báo chí trên trang web của Đại học Queensland.

Virus gần nhất với Camp Hill lây nhiễm cho con người là Langya, loại virus lây từ chuột chù sang người ở Trung Quốc với các triệu chứng phổ biến như sốt, mệt mỏi, ho, đau nhức cơ, rối loạn chức năng gan và tổn thương thận. 

Một chủng henipavirus nguy hiểm khác khác là virus Hendra, phát hiện lần đầu tại Brisbane, Australia, với tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Hay một ví dụ khác là virus Nipah, xuất hiện tại Đông Nam Á (Bangladesh và Ấn Độ), có tỷ lệ tử vong từ 40% đến 75%.

"Việc phát hiện henipavirus ở Bắc Mỹ rất quan trọng, cho thấy mầm bệnh có thể phân bố rộng trên toàn cầu hơn so với suy nghĩ trước đây", tiến sĩ Parry lưu ý về nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới trong cộng đồng.

Theo thông cáo báo chí, virus Camp Hill được phát hiện ở loài chuột chù đuôi ngắn phương Bắc, một loài động vật có vú nhỏ thường được tìm thấy ở Mỹ và Canada. Tiến sĩ Parry cho biết cần phải nghiên cứu thêm để xác định liệu loại virus này có thực sự gây ra mối đe dọa nào cho con người hay không.

Tiến sĩ Ariel Isaacs, một nhà nghiên cứu khác tại Đại học Queensland tiết lộ, các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch phát triển vaccine cho virus Camp Hill. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra, nhóm có nguy cơ cao nhất nhiễm henipavirus là những người tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh (chủ yếu là dơi và lợn) hoặc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm dịch cơ thể của các loài này. Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

CDC Mỹ khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc không bảo vệ với động vật và dịch cơ thể của chúng, tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm, sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong môi trường y tế. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu cho henipavirus. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào chăm sóc hỗ trợ và quản lý các biến chứng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhóm có nguy cơ cao nhất nhiễm henipavirus là những người tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh (chủ yếu là dơi và lợn) hoặc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm dịch cơ thể của các loài này. Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Virus hMPV không phải loại nguy hiểm, người dân không nên quá hoang mang
Virus hMPV không phải loại nguy hiểm, người dân không nên quá hoang mang

VOV.VN - Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.

Virus hMPV không phải loại nguy hiểm, người dân không nên quá hoang mang

Virus hMPV không phải loại nguy hiểm, người dân không nên quá hoang mang

VOV.VN - Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.

WHO lên tiếng về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
WHO lên tiếng về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

VOV.VN - Liên quan đến tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc; ngày 7/1, Tổ chức Y tế Thế giới đã có thông tin chính thức.

WHO lên tiếng về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

WHO lên tiếng về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

VOV.VN - Liên quan đến tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc; ngày 7/1, Tổ chức Y tế Thế giới đã có thông tin chính thức.

HMPV không phải virus mới và từng xuất hiện ở TP.HCM
HMPV không phải virus mới và từng xuất hiện ở TP.HCM

Human metapneumovirus (HMPV) không phải virus mới và từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ tại TP.HCM.

HMPV không phải virus mới và từng xuất hiện ở TP.HCM

HMPV không phải virus mới và từng xuất hiện ở TP.HCM

Human metapneumovirus (HMPV) không phải virus mới và từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ tại TP.HCM.