VOV.VN - Bộ Công an khuyến cáo người dân: Tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch, cảnh giác khi nhận được lời mời chào mua gói du lịch với mức giá quá rẻ, xác nhận lại thông tin đặt phòng, đặt vé máy bay để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo, trình báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết...
VOV.VN - Liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội khiến người dân mất tiền từ lần này qua lần khác, nhiều người dân đã bị lừa lần 1 nhưng lại tiếp tục bị lừa lần 2 dù đã tố cáo với cơ quan bảo vệ pháp luật và đang trong thời gian chờ giải quyết.
VOV.VN - Chiêu trò lừa đảo qua mạng nhận quà trúng thưởng mặc dù không mới nhưng vẫn các đối tượng lừa đảo dựng lại với kịch bản tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết các hình thức lừa đảo nhận quà trúng thưởng mà phòng tránh. Quà ảo, mất tiền thật. Bị lừa rồi thì lấy lại tiền bằng cách nào...?
VOV.VN - Theo cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, gần 13.000 nạn nhân đã bị lừa đảo trực tuyến trong năm 2022, tăng tới 44% so với năm 2021. Để bảo vệ người dân, pháp luật cần phải có những chế tài rõ ràng, đủ mạnh, thậm chí quy định trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị khởi tố hình sự đối với việc vi phạm quyền bảo mật thông tin.
VOV.VN - Tình trạng phát tán tin nhắn trên không gian mạng có nội dung tuyển dụng việc làm với thù lao hậu hĩnh diễn biến phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan chức năng, nhưng vẫn không ít người bị "sập bẫy". Cơ quan chức năng đã bắt, xử lý nhiều đối tượng, tuy nhiên các đối tượng liên tục thay đổi cách thức, hành vi để qua mặt cơ quan chức năng và người dân nhẹ dạ, cả tin.
VOV.VN - Người thất nghiệp muốn có việc làm, người có thời gian rảnh rỗi muốn kiếm thêm thu nhập. Lợi dụng tâm lý này, không ít đối tượng đã giăng bẫy trên không gian mạng, nhằm lừa đảo người cả tin, chiếm đoạt tài sản của họ. Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng về cảnh báo, xử lý đối tượng thì chính người dân phải tự chủ động, tránh “dính bẫy” được giăng sẵn.
VOV.VN - Việc nhẹ lương cao tưởng như đã là chiêu trò lừa đảo quen thuộc và được cảnh báo nhiều. Tuy nhiên, số nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này lại vẫn ngày càng tăng. Nguyên nhân vì đâu mà nhiều người không có tiền vẫn mắc cú lừa hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng?
VOV.VN - Lợi dụng nhu cầu sinh viên đang đi học, mới ra trường nhu cầu làm thêm để trang trải cuộc sống, chi phí đầu năm học mới…Nhiều đối tượng đã lên các mạng xã hội quảng cáo hấp dẫn “việc nhẹ, lương cao”, để “bẫy” những bạn trẻ nhẹ dạ cả tin.
VOV.VN - Hành vi có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015. Tùy vào tính chất, mức độ, giá trị tài sản chiếm đoạt, các đối tượng phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
VOV.VN - Nhiều sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng, bỉm, sữa… đang được bán trên mạng dưới dạng hàng “xách tay”, kể cả những nhãn hàng có đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam.