Nhận diện những biến tướng nạn bán hàng đa cấp bất chính cho người cao tuổi

VOV.VN - Tâm lý của người cao tuổi là thường thấy cô đơn và muốn kiếm thêm thu nhập để không phụ thuộc tài chính của con. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có tiền tiết kiệm hoặc lương hưu, khiến người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân của bán hàng đa cấp bất chính.

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây vốn là phương thức kinh doanh đã có mặt nhiều năm trên thế giới và cũng được Nhà nước Việt Nam công nhận là hợp pháp.

Tuy nhiên, có những đối tượng lợi dụng tâm lý đám đông và sự thiếu hiểu biết về đa cấp cùng những rủi ro có liên quan để lôi kéo, dụ dỗ người cao tuổi tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp một cách bất hợp pháp... Một số công ty hoạt động theo mô hình kim tự tháp (ponzi), lừa đảo người tham gia bằng cách yêu cầu đầu tư tiền mà không có sản phẩm thực sự.

Hiện nay, có một số hình thức lôi kéo người cao tuổi phổ biến mà các đối tượng hay áp dụng như: Tổ chức Hội thảo tặng quà, tri ân người cao tuổi tại các địa điểm sang trọng như khách sạn, nhà hàng. Sau đó chúng dụ người cao tuổi mua sản phẩm và lôi kéo người cao tuổi khác tham gia vào hệ thống để hưởng lợi nhuận hoa hồng cao; Tổ chức các lớp học, buổi giảng dạy bởi các chuyên gia về mô hình đầu tư siêu lợi nhuận…

Hình thức đa cấp biến tướng truyền thống là khi các đối tượng sử dụng các mặt hàng gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe kém chất lượng, không đảm bảo, không có nguồn gốc rõ ràng để làm sản phẩm mồi nhử, tấn công vào những người dân ít hiểu biết, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa để dụ dỗ họ bỏ tiền mua hàng và tham gia, nếu người tham gia muốn lấy được tiền đã bỏ ra thì phải mời người khác cùng tham gia như mình để hưởng hoa hồng; mời được càng nhiều người tham gia thì hoa hồng, lợi ích kinh tế được hưởng càng cao…;

Hoặc tuyển dụng đại lý để hưởng hoa hồng chiết khấu cao với các hình ảnh thành tích khủng hoặc hình ảnh cá nhân thành đạt rất hào nhoáng, thổi phồng, nhằm dụ dỗ gia nhập thành viên đội nhóm bán hàng. Hệ thống được xây dựng tinh vi với lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn để nhằm mục đích kêu gọi càng nhiều người đầu tư và không có khả năng chi trả thực tế, lấy tiền người sau trả cho người trước.

Người tham gia sẽ đối mặt với nguy cơ sập hệ thống chỉ trong thời gian ngắn, khi không có người mới lấp đầy ở các tầng dưới thì hệ thống sẽ sập, người tham gia, đặc biệt là người cao tuổi không tránh khỏi thiệt hại về tài chính và tinh thần.

Người tham gia được quảng cáo chào mời tham gia để tạo thu nhập thụ động, nhàn rỗi nhưng sẽ phải đóng tiền, tải ứng dụng, nạp tiền tài khoản, mua các gói đầu tư và chủ yếu phải giới thiệu thêm càng nhiều người tham gia để được thưởng hoa hồng cao.

Sau một thời gian, các sàn giao dịch, ứng dụng bất ngờ sập và người tham gia sẽ bị mất tiền. Với các thủ đoạn tinh vi, rất nhiều người trong đó có người cao tuổi đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tài chính và toàn bộ số tiền tiết kiệm, tích cóp được trong suốt thời gian dài đã nhanh chóng rơi vào túi kẻ gian.

Có thể thấy người cao tuổi với tâm lý chủ quan, lại thường sống một mình nên dễ trở thành đối tượng bị lừa đảo bằng hình thức kinh doanh đa cấp bất chính. Do vậy, trước khi tham gia bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp bán hàng đa cấp nào, người cao tuổi cần cẩn trọng, tìm hiểu thông tin kỹ càng, xem xét thông tin của doanh nghiệp có uy tín, được cấp phép và hoạt động minh bạch trên thị trường.

Người cao tuổi nên truy cập website của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để biết thêm thông tin cập nhật, hoặc gọi tổng đài Bảo vệ người tiêu dùng đầu số 18006838 -miễn phí để biết thêm chi tiết.

Khi phát hiện có dấu hiệu của hành vi bán hàng đa cấp bất chính, người cao tuổi cần bình tĩnh tố cáo lên các cơ quan chức năng để các đối tượng không còn cơ hội tiếp tục lừa các nạn nhân khác để ngăn chặn vụ việc tương tự xảy ra.

Bên cạnh đó gia đình, người thân, Hội người cao tuổi cần thường xuyên nhắc nhở người cao tuổi không truy cập các trang thông tin không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn thông tin không tin cậy khi có đề nghị gia nhập hệ thống tài chính, đầu tư, không tham gia các mô hình hoạt động theo phương thức đa cấp khi không biết nguồn gốc thông tin rõ ràng, nguồn gốc về sản phẩm, không cung cấp thông tin cá nhân cũng như tài khoản cá nhân cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội, các kênh, diễn đàn trực tuyến.

Các dấu hiệu nhận biết về mô hình đa cấp biến tướng

Phải đặt cọc một khoản tiền hoặc mua một số sản phẩm để được ký hợp đồng tham gia kinh doanh đa cấp;

Công ty liên tục bắt người tham gia phải mua hàng để tăng doanh số hoặc công ty không cho trả lại hàng

Các cơ hội kinh doanh làm giầu được thổi phồng không tưởng, sản phẩm được thần thánh hóa

Không được cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp;

Hoạt động tập trung vào việc lôi kéo, dụ dỗ người khác hoặc người bán hàng của mạng lưới đa cấp khác tham gia vào mạng lưới đa cấp của mình thay vì bán sản phẩm;

Công ty cho người tham gia đăng ký nhiều mã số:

Công ty không minh bạch về tài chính và pháp lý: không có hợp đồng, không xuất hóa đơn, biên nhận;

Không có website chính thức;

Không có hệ thống quản lý tài khoản đăng nhập;

Công ty bán hàng đa cấp bất chính không có tài khoản rõ ràng; thường thuyết phục, thao túng tâm lý để người tham gia phải nộp tiền qua tài khoản cá nhân cũng như không thanh toán qua tài khoản...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cả nước còn 21 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Cả nước còn 21 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

VOV.VN - Hiện số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp chỉ còn 21 doanh nghiệp, giảm 30% so cuối năm 2018.

Cả nước còn 21 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Cả nước còn 21 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

VOV.VN - Hiện số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp chỉ còn 21 doanh nghiệp, giảm 30% so cuối năm 2018.

Thanh niên bị bắt khi mang nửa ký “hàng đá” về Cà Mau bán
Thanh niên bị bắt khi mang nửa ký “hàng đá” về Cà Mau bán

VOV.VN - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cà Mau vừa phối hợp Công an huyện Cái Nước vừa bắt quả tang Lai Minh Tiến (SN 2000, ngụ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) về hành vi mua bán trái phép ma túy.

Thanh niên bị bắt khi mang nửa ký “hàng đá” về Cà Mau bán

Thanh niên bị bắt khi mang nửa ký “hàng đá” về Cà Mau bán

VOV.VN - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cà Mau vừa phối hợp Công an huyện Cái Nước vừa bắt quả tang Lai Minh Tiến (SN 2000, ngụ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) về hành vi mua bán trái phép ma túy.

Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng
Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng

VOV.VN - Vẫn có dấu hiệu doanh nghiệp thực hiện đào tạo cơ bản đối phó, hoặc không giám sát chặt chẽ để người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy tắc và quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng

Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng

VOV.VN - Vẫn có dấu hiệu doanh nghiệp thực hiện đào tạo cơ bản đối phó, hoặc không giám sát chặt chẽ để người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy tắc và quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

Bán hàng đa cấp đang biến tướng hết sức tinh vi
Bán hàng đa cấp đang biến tướng hết sức tinh vi

VOV.VN - Việc kêu gọi người tham gia bán hàng đa cấp dưới các danh nghĩa kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số… khiến việc xử lý càng thêm khó khăn.

Bán hàng đa cấp đang biến tướng hết sức tinh vi

Bán hàng đa cấp đang biến tướng hết sức tinh vi

VOV.VN - Việc kêu gọi người tham gia bán hàng đa cấp dưới các danh nghĩa kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số… khiến việc xử lý càng thêm khó khăn.