VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 28/11/2024.
VOV.VN - Bề ngoài, phương Tây có vẻ coi nhẹ những cảnh báo của Nga về xung đột hạt nhân nhưng bên trong, họ vẫn đang lo ngại sâu sắc về nguy cơ đó. Mỹ và các đồng minh đã tính tới nhiều kịch bản hạt nhân liên quan đến Nga một khi xung đột Ukraine tiếp tục duy trì và lan rộng.
VOV.VN - Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) hồi đầu năm 2024 cho biết, Nga sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân. Khoảng 1.200 đầu đạn trong số này đã loại biên, và xấp xỉ 4.380 đầu đạn vẫn được lưu kho, theo FAS.
VOV.VN - Nhiều người phương Tây cảm thấy bất an sâu sắc sau khi Tổng thống Putin ký sửa đổi học thuyết hạt nhân Nga mới đây. Tuy nhiên, một số chuyên gia và cả quan chức của Mỹ tin rằng đó chỉ là "đòn gió" của Nga vì Nga cũng gặp những khó khăn và ràng buộc nhất định.
VOV.VN - Ngay sau khi Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS (tầm bắn khoảng 300km) vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga liền đáp trả bằng cách nã tên lửa đạn đạo Oreshnik (tầm bắn khoảng 3.000-5.000km) vào thành phố ở miền Trung Ukraine. Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và rất khó đánh chặn.
VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 25/11/2024.
VOV.VN - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga hiện nay tự sản xuất hầu hết vũ khí của mình, mặc dù nước này vẫn duy trì hợp tác với một số quốc gia khác.
VOV.VN - Một nguồn tin quân sự cấp cao của Ukraine thừa nhận, quân đội nước này đã mất hơn 40% lãnh thổ họ kiểm soát được ở tỉnh Kursk của Nga sau khi các lực lượng Nga tiến hành nhiều đợt phản kích. Trước đó Ukraine kiểm soát được những nơi này sau cuộc đột kích hồi tháng 8.
VOV.VN - Trong khoảng 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden và chính quyền Nga có nhiều động thái nhằm tác động lên kết quả xung đột Nga - Ukraine. Hai bên có những màn đấu trí và đấu sức nghẹt thở nhằm tranh giành lợi thế tại Ukraine.
VOV.VN - Không quân Ukraine cho hay, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào Ukraine hôm 21/11/2024. Nếu được xác nhận thì đây là lần đầu tiên một vũ khí uy lực mạnh như vậy được sử dụng trong chiến tranh. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.