9 quốc gia châu Âu thúc giục NATO tăng cường sức mạnh ở sườn phía Đông

VOV.VN - Ngày 10/6, 9 quốc gia khu vực Trung và Đông Âu đã yêu cầu NATO tăng cường lực lượng ở sườn phía đông để đảm bảo an ninh trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga vào Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania và Slovakia được tổ chức tại thủ đô Bucharest của Romania trước cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Madrid vào cuối tháng. Tổng thống Romania, Klaus Iohannis, phát biểu khai mạc cuộc họp cho biết: “Trong bối cảnh rủi ro an ninh gia tăng ở Romania và Biển Đen, việc củng cố NATO ở sườn phía đông  ngày càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn”. Ông cũng khẳng định hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Đại Tây Dương sẽ vạch ra một tầm nhìn dài hạn với mục tiêu tăng cường phòng thủ tập thể và lấy Điều khoản 5 của NATO làm trọng tâm của các hành động.

Điều khoản 5 của NATO đề cập đến phòng thủ tập thể và tuyên bố rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ ngay lập tức.  Điều khoản số 5 quy định rằng hành động đáp trả có thể bao gồm tấn công vũ trang, song không bắt buộc. Trên thực tế, tất cả những gì NATO hứa hẹn là sẽ có “hành động như vậy nếu xét thấy cần thiết” để khôi phục và duy trì an ninh.

Nguyên thủ của 9 quốc gia có mặt tại Bucharest cũng thảo luận về tác động của cuộc tấn công của Nga đối với an ninh của “các đối tác dễ bị tổn thương” của NATO, bao gồm Moldova và Georgia. Trước đó, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Duda hôm 8/6, tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định cam kết của nước này đối với an ninh sườn phía đông của NATO và hy vọng rằng cuộc họp Bucharest sẽ thành công.

Nhìn lại lịch sử, năm 2017, NATO đã triển khai các nhóm chiến đấu đa quốc gia ở các nước Baltic và Ba Lan để răn đe Nga. Sau khi Nga tấn công Ukraine, liên minh quân sự đã gửi quân tiếp viện tới đó. Tháng trước, Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoana khẳng định tổ chức này không còn bị ràng buộc bởi các cam kết trong quá khứ nhằm kìm hãm việc triển khai lực lượng ở Đông Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO tin Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh dù bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối
NATO tin Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh dù bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối

VOV.VN - Phó Tổng Thư ký NATO Mircea Geoana bày tỏ tin tưởng Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh quân sự này bất chấp sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

NATO tin Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh dù bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối

NATO tin Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh dù bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối

VOV.VN - Phó Tổng Thư ký NATO Mircea Geoana bày tỏ tin tưởng Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập liên minh quân sự này bất chấp sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tham dự thượng đỉnh G7 và NATO ở Châu Âu
Tổng thống Mỹ Biden sẽ tham dự thượng đỉnh G7 và NATO ở Châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức ngày 25/6 và tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 28/6.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tham dự thượng đỉnh G7 và NATO ở Châu Âu

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tham dự thượng đỉnh G7 và NATO ở Châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức ngày 25/6 và tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 28/6.

NATO từ chối đảm bảo không triển khai vũ khí hạt nhân ở Thụy Điển và Phần Lan
NATO từ chối đảm bảo không triển khai vũ khí hạt nhân ở Thụy Điển và Phần Lan

VOV.VN - Việc triển khai vũ khí hạt nhân là vấn đề “chủ quyền” do các quốc gia thành viên NATO quyết định, Phó Tổng Thư ký NATO Camille Grand nói.

NATO từ chối đảm bảo không triển khai vũ khí hạt nhân ở Thụy Điển và Phần Lan

NATO từ chối đảm bảo không triển khai vũ khí hạt nhân ở Thụy Điển và Phần Lan

VOV.VN - Việc triển khai vũ khí hạt nhân là vấn đề “chủ quyền” do các quốc gia thành viên NATO quyết định, Phó Tổng Thư ký NATO Camille Grand nói.