Ai Cập vẫn chìm trong bất ổn

(VOV) - Bất ổn về chính trị, an ninh khiến hình ảnh Ai Cập trở nên mờ nhạt.

Đánh dấu hai năm diễn ra cuộc biểu tình lật đổ chính quyền của cựu tổng thống Hosni Mubarak, nhiều chính đảng đối lập tại Ai Cập ngày 25/1 tổ chức hàng loạt các cuộc tuần hành và biểu tình quy mô lớn trên khắp cả nước. Mặc dù một chính phủ chuyển tiếp đã được thành lập nhưng cho đến nay, Ai Cập vẫn chìm trong bất ổn với những mâu thuẫn phe phái.

Nhân dịp này, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã kêu gọi đối thoại hòa bình, phi bạo lực và tôn trọng nhân quyền trong quá trình chuyển tiếp tại Ai Cập.    

Người biểu tình phản đối Tổng thống Mohamed Mursi tập trung gần quảng trường Tahrir ngày 24/1
(Ảnh: Reuters)

Mặt trận Cứu quốc (NSF) - phe đối lập chính tại Ai Cập lên kế hoạch phối hợp với nhiều đảng phái và phong trào đối lập khác tổ chức các cuộc tuần hành xuất phát từ nhiều địa điểm tại thủ đô Cairo trước khi tập trung tại Quảng trường Tahrir và trước cửa Phủ Tổng thống nhằm phản đối sự cai trị của tổ chức Anh em Hồi giáo và kết quả điều hành yếu kém của Chính phủ. Các chính đảng đối lập cùng ngày cũng kêu gọi Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi hoàn thành những mục tiêu mà cuộc biểu tình ngày 25/1/2011 đã đặt ra, đấu tranh cho “bánh mì, tự do, và công bằng xã hội”.

Sau khi tuyên bố nhậm chức vào tháng 6/2012, Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi cam kết trong 100 ngày đầu nhậm chức sẽ giải quyết được một loạt những vấn đề khủng hoảng mà đất nước Ai Cập đang phải đối mặt bao gồm: an ninh yếu kém, tắc nghẽn giao thông, tình trạng thiếu hụt lương thực... Tuy nhiên, theo các chính đảng đối lập, cho tới nay vẫn chưa có tiến bộ nào đạt được.

Ảnh hưởng bởi cơn bất ổn chính trị trong nhiều tháng qua, đồng bảng Ai Cập ngày 30/12 vừa qua đã xuống thấp tới mức kỷ lục sau khi Ngân hàng Trung ương áp đặt những cơ chế tiền tệ mới để cố gắng ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ông Amr Moussa - một quan chức thuộc Mặt trận Cứu quốc cho biết: “Khủng hoảng có thể tác động tới cuộc sống của người dân, ảnh hưởng tới các dịch vụ, tới lối sống của họ. Đó là lý do vì sao cần kêu gọi các lực lượng chính trị tại Ai Cập cùng nhau hợp tác, tìm ra giải pháp chung giải quyết vấn đề này”.

Hai năm sau khi diễn ra cuộc nổi dậy ngày 25/1/2011, kinh tế Ai Cập vẫn chưa phục hồi, và quá trình chuyển tiếp dân chủ tại nước này cũng chưa có gì sáng sủa. Ai Cập vốn được xem là một trong những nền kinh tế lớn trong khu vực Trung Đông, chính vì vậy, việc nền kinh tế sa sút đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân nước này nói riêng và bức tranh kinh tế của toàn khu vực nói chung. Hơn nữa, tình hình kinh tế khó khăn cũng là một trong những nhân tố chính dẫn tới tình trạng bất ổn trong nước, mà biểu hiện rõ nhất là các cuộc biểu tình vẫn được tổ chức rầm rộ tại nước này với lý do phản đối các chính sách quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ.

Ngay trong ngày 24/1, đụng độ xảy ra giữa lực lượng cảnh sát chống bạo động và những người biểu tình, đã khiến ít nhất 3 cảnh sát bị thương và hàng chục người biểu tình bất tỉnh do hít phải hơi cay. Bộ Nội vụ Ai Cập đã phải cho triển khai nhiều xe bọc thép để ngăn chặn các hành động tấn công của những người biểu tình. Quân đội nước này cũng đang tăng cường các biện pháp an ninh tại các khu vực biên giới và những địa điểm chiến lược khác.

Có thể nói, mặc dù 2 năm đã qua đi kể từ khi chính quyền của tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ, bức tranh kinh tế tại Ai Cập dường như vẫn mang một sắc màu ảm đạm. Bên cạnh đó, sự bất ổn về chính trị, an ninh càng khiến hình ảnh Ai Cập trở nên mờ nhạt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai Cập phản đối can thiệp quân sự vào Mali
Ai Cập phản đối can thiệp quân sự vào Mali

(VOV) - Tổng thống Ai Cập cho rằng tình hình Mali không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự.

Ai Cập phản đối can thiệp quân sự vào Mali

Ai Cập phản đối can thiệp quân sự vào Mali

(VOV) - Tổng thống Ai Cập cho rằng tình hình Mali không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự.

Ai Cập muốn vay tiền IMF để khôi phục kinh tế
Ai Cập muốn vay tiền IMF để khôi phục kinh tế

(VOV) - Khoản vay cho Ai Cập về cơ bản được thông qua tháng 11 năm ngoái nhưng bất ổn đã khiến nước này không đáp ứng được yêu cầu của IMF.

Ai Cập muốn vay tiền IMF để khôi phục kinh tế

Ai Cập muốn vay tiền IMF để khôi phục kinh tế

(VOV) - Khoản vay cho Ai Cập về cơ bản được thông qua tháng 11 năm ngoái nhưng bất ổn đã khiến nước này không đáp ứng được yêu cầu của IMF.

Ai Cập bác bỏ cáo trạng đối với 379 người biểu tình
Ai Cập bác bỏ cáo trạng đối với 379 người biểu tình

(VOV) -Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập cho biết, quyết định của tòa án Ai Cập dựa trên yêu cầu ân xá của Tổng thống Mohamed Mursi.

Ai Cập bác bỏ cáo trạng đối với 379 người biểu tình

Ai Cập bác bỏ cáo trạng đối với 379 người biểu tình

(VOV) -Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập cho biết, quyết định của tòa án Ai Cập dựa trên yêu cầu ân xá của Tổng thống Mohamed Mursi.

Cảnh sát Ai Cập giết nhầm một dân thường
Cảnh sát Ai Cập giết nhầm một dân thường

(VOV) -Vụ bắn nhầm dẫn tới cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát khiến 3 người khác cũng bị tử vong.

Cảnh sát Ai Cập giết nhầm một dân thường

Cảnh sát Ai Cập giết nhầm một dân thường

(VOV) -Vụ bắn nhầm dẫn tới cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát khiến 3 người khác cũng bị tử vong.