Ấn Độ điều tra vụ ngộ độc thực phẩm

(VOV) - Chính phủ nước này đã thành lập ủy ban xem xét quy trình thực hiện bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh. 

Chính quyền bang Bihar, khu vực xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 23 học sinh thiệt mạng đang mở cuộc điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc trên.

Trong một tuyên bố trước báo giới, người đứng đầu ngành giáo dục bang Bihar, ông Amarjeet Sinha nói: “Tại sao thuốc trừ sâu lại có thể xuất hiện trong dầu ăn. Đây là vấn đề cần phải điều tra làm rõ. Vấn đề thứ 2 là như đầu bếp đã nói khi họ đổ dầu vào chảo, có mùi hôi bốc ra và mầu sắc của dầu ăn chuyển sang mầu đen. Đầu bếp đã đem thông tin này báo lại với hiệu trưởng song hiệu trưởng không hề lưu ý mà tiếp tục yêu cầu đầu bếp sử dụng dầu ăn đó để chuẩn bị bữa ăn.”

Học sinh ngộ độc thực phẩm tại Ấn Độ (ảnh: guardian)


Tuyên bố của nhà chức trách Bihar đưa ra sau khi kết quả điều tra ban đầu cho thấy có thuốc trừ sâu trong thức ăn, tuy nhiên nguyên nhân gây ngộ độc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Vụ ngộ độc xảy ra sau bữa ăn trưa của học sinh tại một trường công thuộc quận Chapra. Tất cả các trường hợp ngộ độc đều dưới 10 tuổi.

Theo một số nguồn tin, trong một diễn biến liên quan, bữa trưa miễn phí cho học sinh tại các trường công cũng đã trở thành mục tiêu chú ý của dư luận sau vụ ngộ độc trên. Tờ Press Trust of India, chính phủ Ấn Độ đã cho thành lập một ủy ban xem xét lại quy trình thực hiện bữa trưa miễn phí cho học sinh tại các trường công của nước này.

Bữa trưa miễn phí cho học sinh tại các trường công nằm trong chương trình trợ cấp xã hội của Chính phủ Ấn Độ được thực hiện nhiều năm nay ở 29 bang nghèo. Đây được xem như là một trong những giải pháp nhằm khuyến khích học sinh tới trường. Tuy nhiên tình trạng bớt xén các bữa ăn và phớt lờ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất phổ biến, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng. Năm 2012, khoảng 130 học sinh ở một trường học tại thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), giá thực phẩm ở Ấn Độ tăng mạnh trong 6 năm trở lại đây đã khiến khoảng 455 triệu người nước này sống dưới mức tối thiểu.

Trong khi đó, các số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy: Ấn Độ chiếm 1/3 số trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn thế giới, với 47% trẻ em dưới 3 tuổi bị thiếu cân. Tháng trước, chính phủ nước này đã thông qua sắc lệnh trợ cấp lương thực cho gần 70% dân số với ước tính khoảng 800 triệu người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất ổn gia tăng sau vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Ấn Độ
Bất ổn gia tăng sau vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Ấn Độ

(VOV) -Hàng chục người đã đổ ra các đường phố ném đá vào các trụ sở cảnh sát, đốt xe cộ yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.

Bất ổn gia tăng sau vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Ấn Độ

Bất ổn gia tăng sau vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Ấn Độ

(VOV) -Hàng chục người đã đổ ra các đường phố ném đá vào các trụ sở cảnh sát, đốt xe cộ yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.

Hơn 500 học sinh Trung Quốc nhập viện do ngộ độc
Hơn 500 học sinh Trung Quốc nhập viện do ngộ độc

(VOV) - Số thực phẩm này gồm bánh bích quy và sữa được cung cấp cho học sinh.

Hơn 500 học sinh Trung Quốc nhập viện do ngộ độc

Hơn 500 học sinh Trung Quốc nhập viện do ngộ độc

(VOV) - Số thực phẩm này gồm bánh bích quy và sữa được cung cấp cho học sinh.

Số học sinh chết do ngộ độc thực phẩm ở Ấn Độ tăng lên 25
Số học sinh chết do ngộ độc thực phẩm ở Ấn Độ tăng lên 25

(VOV) - Lại có thông tin cho rằng dầu ăn bẩn có thể là nguyên nhân của vụ ngộ độc nghiêm trọng này.

Số học sinh chết do ngộ độc thực phẩm ở Ấn Độ tăng lên 25

Số học sinh chết do ngộ độc thực phẩm ở Ấn Độ tăng lên 25

(VOV) - Lại có thông tin cho rằng dầu ăn bẩn có thể là nguyên nhân của vụ ngộ độc nghiêm trọng này.