Ấn Độ: Rau quả tăng giá, dân nghèo khổ sở

(VOV) - Giá cả thực phẩm tăng vọt thậm chí có thể đe dọa cả tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Việc nâng giá bán nhiên liệu gần đây, kéo theo lạm phát tăng nhanh tại Ấn Độ đang khiến giá cả bán lẻ nhiều mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, ảnh hưởng đến cuộc sống dân nghèo và tầng lớp trung lưu.

Tại thành phố Lucknow thuộc miền Bắc Ấn Độ, giá hành củ đã luôn tăng vọt trong vài tháng gần đây, trong khi đây là loại nguyên liệu cơ bản được dùng cho gần như mọi món ăn của người Ấn Độ.

Bà Annamma Rajput, một nhân viên điều phối giáo dục cho biết: “Trước đây, hành chỉ có 10-15 rupee mỗi kg, giờ đây nó đã lên giá 20, 40 rupee. Thật là quá đắt đối với người dân bình thường. Khi mọi thứ đắt đỏ như vậy, thì chúng tôi còn làm được gì khác nữa. Chúng tôi còn phải nuôi con nữa.”

Hoa quả Ấn Độ đem bán ở chợ (ảnh: ibnline.in)


Chỉ số lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ tăng đến 10,8% trong tháng 1 vừa qua, trong đó giá cả rau củ tăng 26% so với tháng 12 năm ngoái. Theo người dân Lucknow, việc tăng giá nhiên liệu gần đây khiến chi phí vận tải đắt đỏ và điều đó đã góp phần chủ yếu đẩy giá cả hàng hóa đi lên.

Một người dân Ấn Độ nhận định: “Rau quả tăng giá là có liên quan đến giá dầu. Khi giá xăng dầu tăng lên, có nghĩa là chi phí vận chuyển cũng tăng lên”.

Tuy nhiên, nhà kinh tế học Pai Panandikar cho rằng nguyên nhân chính khiến giá cả thực phẩm tăng vọt không phải là chi phí vận tải, cũng không phải hạn hán, mà vấn đề chỉ đơn giản là sự mất cân đối cung – cầu. Theo ông, do thu nhập của người dân được cải thiện, họ có xu hướng tiêu thụ nhiều trái cây, rau, thịt sữa và nhiều thứ khác chứ không chỉ thực phẩm cơ bản. Mặc dù vậy, ông cho rằng nhà chức trách có thể ban hành chính sách nhằm tăng nguồn cung và hạ giá cả.

Ông nói: “Ví dụ, chính quyền có thể cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho ngành sữa để ngành này đẩy nhanh sản xuất. Một cách nữa là giao cho nông dân trồng rau và trái cây các loại giống tốt, có sản lượng cao.”

Nhiều nhà phân tích cảnh báo giá cả thực phẩm tăng vọt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, mà nó còn tạo nên những tác động lớn hơn cho nền kinh tế. Một khi tốn nhiều tiền hơn cho bữa ăn hằng ngày, dân chúng sẽ phải siết chặt chi tiêu cho các khoản khác. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng sa sút sẽ khiến sản lượng công nghiệp tiếp tục suy yếu, và tổng sản phẩm quốc nội GDP bị ảnh hưởng. Theo dự báo, tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ chỉ đạt khoảng 5% trong năm tài khóa 2013, kết thúc vào cuối tháng 3 tới, mức chậm nhất trong vòng 10 năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Số người chết tăng lên 36
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Số người chết tăng lên 36

(VOV) -Theo các bác sĩ, số người thiệt mạng vẫn có thể còn tiếp tục tăng do có rất nhiều người bị thương trong thảm kịch này.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Số người chết tăng lên 36

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Số người chết tăng lên 36

(VOV) -Theo các bác sĩ, số người thiệt mạng vẫn có thể còn tiếp tục tăng do có rất nhiều người bị thương trong thảm kịch này.

Hàng triệu công nhân Ấn Độ tham gia đình công
Hàng triệu công nhân Ấn Độ tham gia đình công

(VOV) - Những người biểu tình phản đối việc chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia rộng hơn vào bán lẻ, bảo hiểm…

Hàng triệu công nhân Ấn Độ tham gia đình công

Hàng triệu công nhân Ấn Độ tham gia đình công

(VOV) - Những người biểu tình phản đối việc chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia rộng hơn vào bán lẻ, bảo hiểm…