Ảnh: Hy Lạp còn lại gì sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng?
Thứ Ba, 12:29, 21/08/2018
VOV.VN- Sau nhiều năm cắt giảm chi tiêu để đổi lại các gói viện trợ tài chính, nền kinh tế Hy Lạp đến nay còn lại gì? Khi mà người dân vẫn đang sống cùng cực.
Một người biểu tình chống các chính sách thắt chặt kinh tế tại Hy Lạp. Tấm biển viết rằng: "Hãy cho Hy Lạp một cơ hội". |
Chi nhánh Ngân hàng Hy Lạp bị ném sơn trong các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ để đổi lấy các khoản cứu trợ tài chính của những chủ nợ quốc tế, trong đó có IMF và EU. |
Lực lượng an ninh Hy Lạp đứng bên bức tường ghi dòng chữ "IMF hãy biến đi". |
Những cuộc đại biểu tình nổ khi Hy Lạp tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng kinh tế, tài chính bất chấp nhiều năm nhận viện trợ quốc tể để giải quyết nợ công. |
Những cuộc biểu tình biến thành bạo động. |
Lực lượng an ninh đối phó với những người biểu tình giận dữ khi các biện pháp thắt chặt chi tiêu của chính phủ đã khiến cuộc sống vốn khó khăn của họ bị nhận xuống cùng cực. |
Người biểu tình trút giận lên lực lượng an ninh. |
Hình ảnh người đàn ông chen lấn nhận viện trợ. |
Người dân chen lấn bên ngoài một ngân hàng ở thủ đô Athens để nhận lương hưu. |
Người phụ nữ này định tự tử bằng việc nhảy ra ngoài cửa sổ tại văn phòng làm việc của mình. |
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phát biểu trước đám đông người dân phản đối các biện pháp thắt chặt kinh tế tại Quảng trường Syntagma, ở thủ đô Athens hôm 3/7/2015. Ông Tsipras trúng cử Thủ tướng Hy Lạp vào tháng 1/2015, với cam kết chấm dứt 6 năm khủng hoảng nợ công, thắt chặt kinh tế của nước này. |
Người tiền nhiệm của Thủ tướng Tsipras, ông Antonis Samaras có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 8/2012, thời điểm khủng hoảng nợ công lan rộng trong EU. |
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (giữa) thảo luận về khó khăn tài chính với các nhà lập pháp trong một phiên họp Quốc hội ngày 28/6/2015. |
Nhà lãnh đạo bảo thủ Kostis Hatzidakis tại Hy Lạp bị người biểu tình tấn công bằng gạch đá./. |